Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ bàn lối thoát cho cuộc khủng hoảng ở Syria
Trong một nỗ lực ngoại giao nhằm tìm hướng giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria, Ngoại trưởng các nước Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã có cuộc gặp tại New York (Mỹ) để thảo luận về vấn đề này.
Thông tin đăng tải trên website của kênh truyền hình Press TV (Iran) cho biết, cuộc gặp nói trên diễn ra bên lề khóa họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York với sự tham dự của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan. Ngoài ra, cuộc gặp còn có sự hiện diện của Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Syria, ông Geir Pedersen.
![]() |
Khu trú ngụ tạm thời dành cho những người mất nhà cửa ở tỉnh Idlib, Syria. Ảnh: Getty Images |
Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Iran Amir-Abdollahian đã lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt đơn phương của phương Tây nhằm vào Syria, khiến tình hình nhân đạo tại Syria ngày càng xấu đi và gây ra nỗi khổ cho người dân nước này. Ông Amir-Abdollahian nhấn mạnh các lệnh trừng phạt này là “phi pháp” và cần phải được dỡ bỏ hoàn toàn.
Đáng chú ý, nhà ngoại giao hàng đầu của Iran cho rằng công cuộc tái thiết Syria không thể bị xem là một công cụ nhằm cố gắng gây áp lực lên chính quyền Syria, đồng thời nêu rõ tầm quan trọng của việc phục hồi hệ thống hạ tầng thiết yếu cũng như việc cung cấp điện, nước và các dịch vụ cơ bản khác cho tất cả người dân Syria. “Chúng tôi coi các lệnh trừng phạt đơn phương chống lại Syria là vi phạm luật pháp quốc tế và nhân đạo, Hiến chương Liên hợp quốc, là vật cản đối với việc phân phối hàng cứu trợ cho người tị nạn và người dân bản địa ở Syria”, Ngoại trưởng Iran nói.
Cũng trong cuộc gặp nói trên, các Ngoại trưởng của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã đề cập đến sự cần thiết phải tổ chức đối thoại chính trị về cuộc khủng hoảng Syria dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ đối với cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và cực đoan tại Syria. Theo đó, Ngoại trưởng 3 nước khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác để đối phó với mối đe dọa khủng bố trong khi tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.
Cuộc họp giữa những người đứng đầu ngành ngoại giao của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức trong khuôn khổ tiến trình hòa bình Astana do 3 nước này đề xướng từ năm 2017 nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Syria.
Theo trang Middle East Monitor, trả lời phỏng vấn nhật báo Milliyet ngày 23-9, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler tuyên bố các lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không rút quân khỏi miền Bắc Syria chừng nào chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad chưa đáp ứng được các yêu cầu, trong đó có việc tạo ra một môi trường an toàn tại khu vực. Ông Guler cũng khẳng định các chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ở miền Bắc Syria là nhằm bảo vệ các công dân Thổ Nhĩ Kỳ. “Vì sao chúng tôi tiến hành các chiến dịch “Nhành Olive” và “Lá chắn Euphrates”? Bởi vì các công dân của chúng tôi không thể ra đồng làm việc, bởi vì các đối tượng khủng bố bắn tên lửa vào các công dân của chúng tôi mỗi ngày và quấy rối họ bằng các loại vũ khí hạng nhẹ”-Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nói trong cuộc trả lời phỏng vấn.
Trước đó, hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad đưa ra điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, đó là Ankara phải rút các lực lượng khỏi nước này.
Cũng liên quan tới tình hình Syria, giới phân tích mới đây cảnh báo rằng, giao tranh giữa các lực lượng đối địch ở miền Đông Syria có thể sẽ tạo điều kiện để các tay súng của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng quay trở lại khu vực.
ANH VŨ
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.