Ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử trong trường học
Đã có nhiều học sinh bị loạn thần, ảo giác hoặc suy hô hấp, thậm chí suýt tử vong sau khi hút thuốc lá điện tử. Do đó, việc ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử trong môi trường giáo dục là việc làm cần thiết để bảo vệ các em học sinh.
PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá mong muốn hơn 40.000 trường học trên cả nước triển khai ngay nhiệm vụ phòng, chống tác hại của thuốc lá khi năm học mới bắt đầu để bảo vệ hơn 23 triệu học sinh không bị ảnh hưởng bởi thuốc lá.
Ngăn ngừa hút thuốc lá trong giới trẻ là một trong những mục tiêu ưu tiên trong các chính sách về phòng, chống tác hại của thuốc lá, cũng là nội dung quan trọng mà Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã hỗ trợ các tỉnh, thành phố nhằm xây dựng trường học không khói thuốc lá thời gian qua.
![]() |
Một học sinh THPT hút thuốc lá điện tử tại quán nước. Ảnh: VIỆT TRUNG |
PGS, TS Lương Ngọc Khuê chia sẻ thêm, với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, sự tham gia chủ động, tích cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), các tỉnh, thành phố, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Trong năm 2022, Bộ GD-ĐT đã ban hành hai tài liệu: Hướng dẫn truyền thông về phòng ngừa thuốc lá mới cho học sinh phổ thông và Hướng dẫn giáo dục lồng ghép phòng, chống tác hại của thuốc lá trong bài giảng, hoạt động giáo dục cấp THCS. Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng về tác hại của những sản phẩm thuốc lá mới trong các cơ sở giáo dục trên toàn quốc; tổ chức tập huấn công tác truyền thông phòng ngừa thuốc lá mới cho học sinh phổ thông, cán bộ, giáo viên tại các tỉnh, thành phố.
Đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong việc ngăn ngừa hút thuốc lá ở giới trẻ, bảo đảm thành công bền vững của chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Tuy vậy, một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá điếu thông thường giảm thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ. Theo PGS, TS Lương Ngọc Khuê, thuốc lá điện tử được thiết kế với kiểu dáng đa dạng và nhiều hương vị, chủ yếu nhằm vào giới trẻ. Điều này dẫn đến việc sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh tăng nhanh.
Theo điều tra năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 15-17 tuổi tại Việt Nam là 2,6%. Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh năm 2022 cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh độ tuổi 13-15 là 3,5%. Có thể thấy, chỉ sau 3 năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh đã gia tăng đáng kể và đang gây ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của các em học sinh.
PGS, TS Lương Ngọc Khuê mong muốn công tác tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử được phổ biến đến từng học sinh và mỗi giáo viên, cán bộ, nhân viên làm việc tại các trường học, nhằm góp phần xây dựng môi trường học đường không khói thuốc, bảo vệ sức khỏe thế hệ tương lai của đất nước.
Trước những mối nguy tiềm ẩn của thuốc lá điện tử, các bác sĩ đã đưa ra khuyến cáo với các bậc phụ huynh, nếu thấy con thường xuyên trong tình trạng lơ mơ, chậm chạp, mất tập trung, nói lảm nhảm... cần liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được thăm khám và điều trị sớm. Mặt khác, gia đình và nhà trường cần tăng cường truyền thông, giáo dục cho trẻ vị thành niên để các em hiểu rõ những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá điện tử, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cùng các bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ mắc phải.
HÀ VŨ
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).