Ngành bán lẻ đang phục hồi mạnh mẽ
Hơn 3.200 nghìn tỷ đồng là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước 07 tháng đầu năm. Con số này đã tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Từ 15h ngày 11/8, mỗi lít xăng giảm thêm hơn 900 đồng, dầu cũng hạ 1.000 - 1.210 đồng (trừ dầu mazut). Đây là lần giảm giá thứ năm liên tiếp từ cuối tháng 6 đến nay của mặt hàng này.
Giá xăng giảm liên tiếp đã giúp giá cả nhiều hàng hoá và dịch vụ giảm theo. Đại diện Sở Công Thương TP. Hà Nội cho biết, trên thị trường hiện có duy nhất mặt hàng trứng tăng nhẹ, 1.000 - 2.000 đồng/chục quả do đang là cao điểm sản xuất bánh kẹo phục vụ Tết Trung Thu. Còn các mặt hàng khác đã đồng loại giảm giá như thịt lợn giảm 15 - 20% các loại rau quả, đặc biệt là trái cây giảm sâu hơn, có loại giảm 30%. TP Hà Nội đã triển khai chương trình bình ổn giá để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
"Hà Nội đã triển khai chương trình bình ổn thị trường từ tháng 06/2022 để chỉ đạo các doanh nghiệp đăng ký đăng ký giá 12 mặt hàng thiết yếu và chỉ tăng giá khi đã có sự cho phép của Sở Công Thương và Sở Tài chính", bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho hay.
Ngành bán lẻ đang phục hồi mạnh mẽ.
Còn với lĩnh vực dịch vụ vận tải, sau khi giá xăng giảm, Hiệp hội taxi Hà Nội đã có văn bản đề nghị các hãng taxi trên địa bàn thực hiện việc giảm giá cước từ 500 đến 1.000 đồng/km.
Ông Nguyễn Công Hùng - Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết: "Nếu so với giá xăng ở cái thời điểm này với thời điểm tháng 01/2022 ở mức 23.000 đồng thì vẫn đang tăng khoảng 7%. Chúng tôi đã có tính toán để giảm 1.000 đồng, tương đương với 7%".
Hiện Hiệp hội đang xây dựng kịch bản giá cước khi giá xăng giảm xuống dưới 23.000 đồng/lít để có những điều chỉnh kịp thời
Thị trường bán lẻ khởi sắc
Việc giá cả nhiều loại hàng hoá, dịch vụ giảm sẽ giúp người tiêu dùng giảm bớt áp lực chi tiêu, cùng túi tiền đó họ sẽ mua được nhiều hàng hơn. Sau dịch Covid-19, thị trường bán lẻ đã bắt đầu sôi động trở lại.
Hơn 3.200 nghìn tỷ đồng là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước 07 tháng đầu năm. Con số này đã tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Một khảo sát của PwC ở 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, chỉ ra rằng trên 75% người được hỏi sẽ duy trì hoặc tăng mức chi tiêu trong 06 tháng tới. Khảo sát nhanh của phóng viện tại một siêu thị cho thấy, hầu hết người tiêu dùng đã thoải mái hơn trong việc chi tiêu của mình, không quá "thắt lưng buộc bụng" như năm trước.
Sự chịu chi của người tiêu dùng đã mang đến sự tăng trưởng doanh thu cho các nhà bán lẻ. Hệ thống bán lẻ Winmart với 127 siêu thị và hơn 2.000 cửa hàng tiện lợi, trong 6 tháng đầu năm 2022, đạt đạt doanh thu hơn 14.000 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2021. Theo họ, giỏ hàng của người tiêu dùng đã đầy hơn so với năm ngoái.
"Mức chi cho mỗi giỏ hàng của người tiêu dùng đã tăng từ 10 - 20% sau dịch Covid-19. Người tiêu dùng hiện tại sẽ có xu hướng mua online hoặc đến các siêu thị, trung tâm thương mại ít hơn nhưng chi tiêu cho mỗi giỏ hàng cao hơn", ông Nguyễn Trọng Tuấn - Giám đốc Chuỗi siêu thị Winmart cho hay.
Còn với hệ thống siêu thị BigC&Go, họ lên kịch bản cho nhóm những sản phẩm dễ biến động giá, từ đó có cam kết thương lượng ổn định giá với nhà cung cấp, nhờ đó mà mặc dù giá thị trường tăng cao nhưng họ vẫn giữ ổn định về giá.
"Với hệ thống của chúng tôi luôn duy trì có trên 1.000 sản phẩm khuyến mãi mỗi thời điểm. Với các giai đoạn biến động mạnh chúng tôi lại đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn với người tiêu dùng", ông Lê Mạnh Phong, Giám đốc Điều hành khối Cửa hàng BigC&Go Miền Bắc cho biết.
Đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết, bên cạnh các chương trình kích cầu do thành phố tổ chức như: Chương trình khuyến mại tập trung năm 2022, Tuần hàng Việt… các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị lớn cũng liên tục triển khai hàng loạt chương trình khuyến mại lớn thu hút người tiêu dùng, đẩy mạnh mua sắm.
"Sáu tháng cuối năm nhu cầu tiêu dùng của người dân bao giờ cũng tăng cao hơn so với 06 tháng đầu năm, đặc biệt dịp Tết Trung thu, mùng 02/09, Tết Dương lịch, Tết Âm lịch", bà Trần Thị Phương Lan cho biết.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 07 tháng năm 2022 có quy mô cũng như tốc độ tăng đều cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 07 tháng ước đạt hơn 2.500 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trúc Mai
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).