Thị trường bán lẻ Việt khác biệt như thế nào khi các đại gia liên tiếp mở chuỗi cửa hàng?
Các đại gia Việt đang nỗ lực mở rộng quy mô, liên tục gây sức ép cạnh tranh lên đối thủ ngoại để tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bán lẻ, được định giá hơn 172 tỷ USD, đầy tiềm năng. Vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ khác biệt như thế nào khi các đại gia liên tiếp mở chuỗi cửa hàng?
Tin vui đối với người tiêu dùng là Tỷ phú USD của Việt Nam Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn THACO, vừa tuyên bố sẽ mở rộng quy mô hệ thống siêu thị Emart. Theo đó, từ đây đến năm 2026, hệ thống siêu thị này sẽ phát triển lên đến 20 cửa hàng với mục tiêu đạt doanh số 1 tỷ USD.
Ảnh minh họa internet.
Đây cũng là lần đầu tiên ông chủ THACO đưa ra chiến lược kinh doanh cụ thể kể từ khi mua lại hệ thống siêu thị Emart của nhà bán lẻ Hàn Quốc vào năm 2021. Người Hàn đã không thể mở rộng chuỗi Emart dù thu hút khá đông người tiêu dùng nên quyết định trao lại cho THACO, một đơn vị có khả năng tạo ra cuộc chơi mới cho hệ thống siêu thị này.
“Năm ngoái, siêu thị Emart đạt doanh thu 1.600 tỷ đồng, dẫn đầu doanh thu lẫn lượng khách bình quân trên một siêu thị ở Việt Nam. Nếu mở 20 siêu thị, doanh số lên gấp hàng chục lần và đạt 1 tỷ USD là không quá khó”, ông Dương tự tin.
Không chỉ THACO chơi lớn với bán lẻ, hồi tháng Bảy vừa qua, Nova Consumer đã hoàn tất thương vụ mua bán và sáp nhập Sunrise Foods. Đây là mảnh ghép cuối cho chiến lược hoàn thiện chuỗi 3F và là nền tảng để ông lớn này mở rộng kênh phân phối lên 450.000 điểm bán lẻ trong tương lai, cũng như đẩy mạnh kênh thương mại điện tử, tăng cường xuất khẩu. Chưa hết, Tập đoàn NovaGroup đã khai trương siêu thị Nova Supermarket rộng 2.000 m2 đầu tiên tại TP. HCM, tiếp nối cho kế hoạch mở rộng hơn 2.000 điểm bán trong ba năm tới trên toàn quốc.
Một đại gia bán lẻ Việt khác cũng đang nổi lên thị trường chính là Masan với con bài chủ lực là hệ thống Winmart đang có các bước đi bài bản và khá thành công.
Để cạnh tranh với các đối thủ ngoại, nhiều nhà bán lẻ Việt đang nỗ lực đầu tư công nghệ nhằm tạo ra trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang khẳng định, đơn vị ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi số. Hệ thống này giúp phân tích và lựa chọn danh mục sản phẩm ở mỗi điểm bán theo thị hiếu người tiêu dùng cho mạng lưới 30.000 cửa hàng.
Đặc biệt, bằng việc sử dụng camera kết hợp trí tuệ nhân tạo sẽ giúp đơn giản hóa quy trình bán hàng, giải phóng nhân viên khỏi các công việc tốn nhiều thời gian xử lý. Từ đó họ có thể tập trung vào việc tư vấn, bán chéo cũng như nâng cao sự hài lòng cho khách hàng.
“Ứng dụng công nghệ còn cho phép chuỗi bán lẻ nhân rộng trên cả kênh offline và online. Hệ thống này được kỳ vọng sẽ giảm 5% chi phí hàng hóa cho người tiêu dùng, gia tăng 5% lợi nhuận cho người bán hàng và nhà sản xuất”, ông Quang nói.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư Thế giới Di động, đồng thời là người điều hành trực tiếp Bách Hóa Xanh, cũng cho biết hiện đơn vị đang trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống siêu thị. Theo đó, các cửa hàng sẽ áp dụng hệ thống kiểm soát hàng hóa một cách tự động để tăng doanh thu và kiểm soát chi phí. Ngoài ra, để nâng cao trải nghiệm khách hàng, các cửa hàng sẽ được thiết kế lại một cách thân thiện hơn.
“Bởi vì ở mô hình siêu thị lớn, khách hàng mua sắm cả tiếng đồng hồ nhưng ở mô hình minimart, khách chỉ dành tối đa 15 phút. Do đó, chúng tôi phải nỗ lực trong 15 phút này khách sẽ được trải nghiệm tốt nhất thông qua sắp xếp không gian rộng rãi, đủ mặt hàng cần thiết và nhân viên tử tế”, ông Tài nói.
Tiến sỹ Majo George, làm việc tại Đại học RMIT Việt Nam, đánh giá việc mở rộng hay mua lại hệ thống siêu thị ngoại và sau đó mở rộng quy mô là cú hích quan trọng cho thấy các thương hiệu Việt đang đặt dấu ấn mạnh mẽ lên thị trường bán lẻ. Một mặt, chính sức hấp dẫn từ thị trường bán lẻ đã thu hút ngày càng đông các ông lớn Việt.
“Thị trường bán lẻ tại Việt Nam hiện được định giá hơn 172 tỷ USD với dự báo tăng trưởng 10% trong vòng năm năm tới. Sự gia tăng số lượng người trẻ thuộc tầng lớp trung lưu, hiểu biết về công nghệ, mua sắm sành điệu, cùng với sự phát triển của các chuỗi bán lẻ… đã mở đường cho sự phát triển của lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam”, vị chuyên gia đánh giá.
Thực tế, ngành bán lẻ sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ ngoại gia nhập mạnh mẽ trên thị trường. Vì vậy, các đại gia Việt cần phải thích nghi và thay đổi để duy trì lợi thế cạnh tranh cũng như nắm bắt cơ hội bứt phá. Thị trường bán lẻ Việt Nam là thị trường mở cho nhiều nhà đầu tư trong và nước ngoài. Thế nhưng, người tiêu dùng Việt Nam vẫn mong muốn, chuỗi siêu thị bán lẻ mang nhiều tên các đại gia Việt. Người tiêu dùng đang chờ đợi sự khác biết trong sản phẩm, hàng hóa, cách phân phối của đại gia Việt khi tham gia ngành hàng bán lẻ.
Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: Từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều nhà bán lẻ đã mở rộng, phát triển các siêu thị, hệ thống phân phối, mô hình mới. Việt Nam vẫn là một trong những thị trường được các nhà đầu tư nước ngoài nhắm đến. Cạnh tranh trên thị trường vẫn luôn diễn ra. Trước sự mở rộng mạng lưới phân phối của nhà bán lẻ nước ngoài, đòi hỏi các hệ thống bán lẻ Việt cố gắng giữ vững thị phần của mình. Muốn làm được điều này cần có chiến lược, hướng đi riêng, khác biệt để tiếp tục nâng cao năng lực, chuẩn bị cho sự cạnh tranh sắp tới.
Q.N.V (t/h)
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).