Ngành dệt may Việt Nam nắm bắt cơ hội khi giá bông đảo chiều theo xu hướng giảm
Tính từ phiên đầu tuần tới nay, giá bông duy trì đà suy yếu, điều này được nhận định sẽ tác động tốt tới sản xuất mặt hàng dệt kim vốn là thế mạnh của Việt Nam.
Cụ thể, theo báo cáo mới nhất được Bộ Nông nghiệp Mỹ ban hành, chất lượng mùa vụ bông sụt giảm đáng kể với tỷ lệ tốt - tuyệt vời chỉ đạt 31% là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Chất lượng sụt giảm là điều nằm trong dự đoán của thị trường khi thời tiết nắng nóng kéo dài tại vùng trồng bông chính. Với mức giảm mạnh như vậy, dự kiến đây vẫn sẽ là yếu tố có tác động tích cực lên giá bông trong thời gian tới.
Ảnh minh họa, nguồn internet.
Nhiệt độ trong tuần này tại bang Texas - vùng sản xuất bông lớn nhất tại Mỹ dự báo sẽ dao động từ 35-36 độ C, thấp hơn đáng kể so với mức khoảng 40 độ C trước đó. Song song với đó, độ ẩm duy trì ở mức trên 50% được kỳ vọng sẽ là yếu tố kìm hãm đà tăng của giá bông.
Khẳng định thông tin này, ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, mùa vụ bông năm 2022-2023 do ảnh hưởng của thời tiết nên sản lượng bông sẽ giảm. Các nhà đầu tư trên thị trường cũng đang rất thận trọng với các quyết định mua – bán bởi đang chờ đợi vào số liệu cung – cầu trong Báo cáo Dự báo cung và cầu nông nghiệp thế giới cuối tuần này.
Thực tế, giá bông đảo chiều theo xu hướng giảm ở thời điểm hiện nay theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam là mang tính chu kỳ và xu hướng tất yếu. Từ đầu năm đến tháng 04/2022, giá bông đã tăng 33% so với mức giá 2 USD/kg của năm 2021. Thời điểm này, khi sức mua toàn cầu giảm kéo giá bông giảm theo sẽ tác động tích cực lên đầu vào của dệt may Việt Nam. Nếu giá bông duy trì ở mức 2,4-2,5 USD, giá sợi của Việt Nam sẽ cạnh tranh tương đối tốt tại các thị trường xuất khẩu, bao gồm Mỹ và EU.
Mặt khác, giá bông đảo chiều cũng tác động tốt đến sự khôi phục của ngành sợi và đối với sản xuất mặt hàng dệt kim - lĩnh vực thế mạnh của dệt may Việt Nam, dự kiến sẽ khôi phục vào quý IV năm nay.
Về lâu dài, giá bông đảo chiều cũng sẽ tác động tích cực đến việc định hình lại chiến lược của ngành sợi, hỗ trợ ngành này cơ cấu lại. Việt Nam có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu sợi pha, sợi polyester và sợi tổng hợp, nhưng dòng sợi cotton đang chững lại. Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành trụ cột của thị trường sợi toàn cầu, trong bối cảnh đó, ngành sợi đứng trước yêu cầu đa dạng hóa, đầu tư thiết bị công nghệ để thích ứng.
Chia sẻ thêm về tác động của Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ được Thượng viện Mỹ thông qua hồi tháng 07/2021, ông Vũ Đức Giang cho hay: Tháng 01/2021, Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ đã thông báo lệnh cấm áp dụng đối với sợi bông thô, quần áo và hàng dệt làm từ bông trồng ở Tân Cương, kể cả các sản phẩm được làm ra ở nước thứ ba.
Cơ quan này sẽ tịch thu các lô hàng nghi ngờ và chỉ cho xuất kho nếu doanh nghiệp chứng minh được sản phẩm của mình không có nguồn gốc từ bông Tân Cương. Nhà xuất khẩu cũng có thể chọn bốc dỡ hàng hóa khỏi lãnh thổ Mỹ và chuyển sang thị trường khác để giảm thiệt hại.
Đạo luật này cũng đã ảnh hưởng phần nào tới doanh nghiệp dệt may Việt Nam, tuy nhiên con số là không lớn. Nguyên do, Việt Nam hầu như không nhập khẩu bông Trung Quốc để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Mỗi năm chỉ nhập khẩu 0,2-0,5% bông từ thị trường này để sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng nội địa.
Lê Pháp (t/h)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.