Ngành thủy sản tận dụng hiệu quả lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do
Lần đầu tiên, sau hơn 20 năm gia nhập thị trường quốc tế, xuất khẩu thủy sản gần chạm mốc 11 tỷ USD. Đây là nỗ lực rất lớn của cả ngành hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp duy trì chuỗi sản xuất liên tục, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và tận tốt cơ hội từ các thị trường.
Ảnh minh hoạ. (Ảnh: internet)
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu tôm năm 2022 đạt kỷ lục mới 4,33 tỷ USD. Đây là con số đáng khích lệ cho 01 năm với không ít sóng gió đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung và tôm nói riêng khi phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm do lạm phát toàn cầu tăng cao kỷ lục, xung đột Nga – Ukraine, biến động tiền tệ, chi phí sản xuất gia tăng, nguồn nguyên liệu hạn chế, nguồn vốn để quay vòng sản xuất hạn hẹp và phải đối mặt với cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ.
Có được kết quả ấn tượng như vậy là nhờ từ khâu nuôi, chế biến cho đến xuất khẩu được duy trì, đẩy mạnh sau đại dịch. Đặc biệt, các nhà máy tập trung chế biến sâu, đa dạng sản phẩm lẫn thị trường xuất khẩu.
2022 cũng năm xuất khẩu cá tra Việt Nam lên ngôi khi lần đầu tiên vượt mốc 2,5 tỷ USD. Ngoài Trung Quốc, Hoa Kỳ… hiện con cá tra nước ta còn khai thác khá tốt thị trường khu vực Đông Nam Á. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng kênh tiêu thụ đã giúp ngành hàng này bứt phá ngoạn mục.
Các nhóm sản phẩm thủy sản còn lại cũng có mức tăng trưởng khá tốt. Lý do các doanh nghiệp khai thác tốt dư địa từ các thị trường. Đặc biệt, ngành thủy sản tận dụng hiệu quả lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Hà Trần
Tin mới
Tăng hiệu lực quản lý tài nguyên khoáng sản
Việc Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 193/2025/NĐ-CP ngày 2-7-2025 không chỉ nhằm cụ thể hóa Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 mà còn tạo hành lang pháp lý thuận lợi để tháo gỡ những vướng mắc trong cấp phép, đấu giá, kiểm soát sản lượng và bảo vệ môi trường. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản, hướng tới khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả và phát triển bền vững nguồn tài nguyên quốc gia.
Giá xăng dầu hôm nay (21-7): Đảo chiều tăng nhẹ
Giá dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ. Trong nước, giá xăng dầu có khả năng sẽ tiếp tục giảm.
Tỷ giá USD hôm nay (21-7): Đồng USD sẽ duy trì đà phục hồi?
Tỷ giá USD hôm nay: Rạng sáng 21-7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 25.185 đồng.
Giá vàng hôm nay (21-7): Chờ cơ hội bứt phá
Giá vàng hôm nay (21-7): Vàng miếng SJC ở trong nước đang chờ cơ hội bứt phá từ giá vàng thế giới ở phiên giao dịch trong ngày đầu tuần. Hiện giá vàng miếng và vàng nhẫn ở trong nước đang duy trì ở ngưỡng cao, trong đó vàng miếng SJC được bán ra với giá cao nhất là 121,2 triệu đồng/lượng.
Hạ tầng giao thông tạo “cú hích” vực dậy bất động sản TP Hồ Chí Minh
Thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh đang hồi phục rõ nét sau giai đoạn trầm lắng, nhờ nhiều lực đẩy đồng thời xuất hiện. Trong đó, hạ tầng giao thông được đánh là yếu tố mang tính nền tảng, trở thành “cú hích” mạnh mẽ mở rộng không gian phát triển, kích hoạt nguồn cung mới và khơi thông dòng vốn đầu tư đổ về các vùng ven, tiếp giáp với trung tâm thành phố.
Cơ hội vàng bất động sản TP Hồ Chí Minh phục hồi tăng trưởng
Sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính 2 cấp, thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh đứng trước cơ hội “vàng” để định hình lại cấu trúc, phát triển bứt phá sau nhiều năm tăng trưởng âm ảm đạm. Cơ hội ấy đến từ mở rộng không gian đô thị, tăng quỹ đất, hạ tầng kết nối đồng bộ, khơi thông các dự án, cải cách thủ tục đầu tư bất động sản…