Ngày Chữ thập đỏ Quốc tế 8/5
Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ là phong trào nhân đạo lớn nhất thế giới và là cột mốc đánh dấu sự ra đời của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế. Từ đó, quốc tế ghi nhớ công lao người sáng lập phong trào - Henry Dunant bằng cách lấy ngày sinh của ông làm ngày Chữ thập đỏ quốc tế.
Từ 1984, ngày Chữ thập đỏ đổi tên thành ngày Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế - World Red Cross and Red Cresent Day.
Cách đây 165 năm, ngày 24/6/1859 ở thành phố Solferino, miền Bắc nước Italy, cuộc giao chiến khốc liệt giữa lực lượng quân đội liên minh Pháp – Italy chống lại quân chiếm đóng Áo đã để lại trên chiến trường 40.000 người thương vong. Quân y của các bên tham chiến không đủ lực lượng để giải quyết tình trạng quá nhiều người bị thương. Vô tình chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng trên, một thương gia Thụy Sĩ tên là Henry Dunant đã kêu gọi dân chúng địa phương giúp đỡ người bị thương bất kể họ là người của bên nào.
Khi trở về Thụy Sĩ, Henry Dunant đã viết lại những điều này trong cuốn sách “Ký ức về Solferino”. Cuốn sách được hoàn thành năm 1862. Trong đó, ông đưa ra 2 ý tưởng: Thành lập tại mỗi quốc gia một hội cứu trợ bao gồm những người tình nguyện, người danh tiếng, khách có tên tuổi để chăm sóc người bị thương khi có chiến tranh; vận động một thỏa thuận quốc tế bảo vệ binh lính bị thương trên chiến trường và những người chăm sóc họ.
Năm 1863, ý tưởng của Henry Dunant đã trở thành hiện thực với sự ra đời của Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) và việc thành lập các Hội quốc gia đầu tiên. Cũng năm đó, dấu hiệu phân biệt – chữ thập đỏ trên nền trắng – để nhận biết và bảo vệ những người giúp đỡ binh sĩ bị thương trên chiến trường đã được thông qua. Một năm sau, năm 1864, Công ước đầu tiên mang tên Công ước Geneva được các quốc gia thành viên thông qua. Đến năm 1919, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế được thành lập. Ðến nay đã có 192 Hội Chữ thập đỏ/Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia trên thế giới là thành viên của Phong trào, thực thi các hoạt động nhân đạo khắp các châu lục, thực sự trở thành xu thế phát triển tiến bộ trên toàn cầu.
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế được thành lập là dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, phong trào nhân đạo lớn nhất trên toàn cầu. Ðể ghi nhớ công lao của người sáng lập phong trào, ngày sinh của Henry Dunant (8/5) đã được lấy làm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế.
Năm 1948, Lễ kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế đầu tiên được chính thức tổ chức. Đến năm 1984, Ngày Chữ thập đỏ quốc tế được đổi tên thành Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Ðây là dịp để những người làm công tác nhân đạo trên thế giới tự hào ôn lại truyền thống lịch sử lâu đời của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ. Trong gần 160 năm hoạt động, Phong trào cam kết luôn mang sự hỗ trợ nhân đạo phù hợp và kịp thời, không phân biệt đối xử tới các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Sự ra đời của Hội chữ Thập đỏ Việt Nam
Cách mạng tháng 8/1945 thành công, chính quyền cách mạng còn non trẻ và đứng trước tình thế hiểm nghèo. Đế quốc, thực dân lại rắp tâm gây chiến hòng bắt dân ta trở lại cuộc đời nô lệ. Chính trong những ngày sục sôi khí thế cách mạng ấy, một số nhân sĩ, trí thức yêu nước đứng ra vận động và xin phép thành lập Ban Hồng Thập tự Việt Nam (tổ chức tiền thân của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày nay).
Một ngày đầu xuân năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và làm việc với đại biểu Ban vận động thành lập Hồng Thập tự Việt Nam. Bác đã hỏi về tình hình lớp cứu thương đang mở, về việc lập Hội, tôn chỉ mục đích và dự kiến chương trình hoạt động, Bác giảng giải về hoạt động của một số Hội Hồng thập tự các nước và một vài tổ chức nhân đạo khác, Bác chỉ dẫn phương hướng hoạt động của Hồng thập tự nước ta và khuyên: “Phải xuất phát từ tình thương yêu nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”.
Lịch sử ra đời của hội chữ Thập đỏ Việt Nam
Ngày 23/11/1946, tại Đại hội đại biểu Hồng thập tự Việt Nam lần thứ nhất diễn ra tại Đình làng Thanh Ấm, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Tây (nay là Hà Nội), Hội Hồng thập tự Việt Nam chính thức được thành lập. Đại hội suy tôn Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự của Hội và Người là Chủ tịch danh dự của Hội trong suốt 23 năm từ ngày thành lập Hội tới khi Người qua đời. Bác sĩ Vũ Đình Tụng được bầu làm Hội trưởng.
Kể từ đó, ngày 23/11/1946 đã đi vào lịch sử của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam như một mốc son đánh dấu sự ra đời của một tổ chức xã hội nhân đạo quần chúng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và làm Chủ tịch danh dự đầu tiên. Đây là niềm vinh dự lớn lao đối với cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam mà không phải tổ chức nào cũng có được.
Hoạt động trong ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (8/5/2024)
Ngày 21/2, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Tháng Nhân đạo 2024 và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái”.
Tháng Nhân đạo năm 2024 bắt đầu từ ngày 1/5 đến ngày 31/5, cao điểm từ ngày 8/5 (Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế) đến ngày 19/5 (Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập và là Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam).
Theo đó, Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái” nhằm tuyên truyền các giá trị nhân đạo, tinh thần đoàn kết, nhân ái của dân tộc gắn với các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ như: Bảo vệ môi trường (trồng cây xanh, thu gom rác thải nhựa…), hiến máu, hiến tặng mô tạng nhân đạo, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Công ty Cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT tổ chức Chiến dịch gây quỹ mang tên “Triệu bước chân nhân ái”. Chiến dịch hướng tới mục tiêu thu hút 70.000 người tham gia trên nền tảng trực tuyến V-Race, đạt 700.000 km, vận động kinh phí tài trợ 7 tỷ đồng.
Toàn hệ thống Hội trợ giúp 100.000 địa chỉ nhân đạo (cá nhân và tập thể). Trong đó, mỗi tỉnh, thành Hội vận động, kết nối xây mới, sửa chữa 01 điểm bếp ăn bán trú/nội trú tại các các trường mầm non, tiểu học có điều kiện đặc biệt khó khăn, trị giá tối thiểu 150 triệu đồng/điểm; xây dựng, sửa chữa 02 nhà Chữ thập đỏ cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ưu tiên hộ ngư dân nghèo, khó khăn, trị giá tối thiểu 50 triệu đồng/nhà; hỗ trợ sinh kế, gắn địa chỉ nhân đạo đối với ít nhất 50 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá hỗ trợ tối thiểu 5 triệu đồng/hộ; tổ chức được ít nhất 01 công trình, phần việc nhân đạo, chương trình gắn địa chỉ nhân đạo có sự tham gia ủng hộ trực tiếp của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành địa phương.
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.