Ngày xuân nghe chuyện xin thoát nghèo nơi vùng cao
Hộ nghèo đã và đang được Đảng, Nhà nước hỗ trợ nhiều chính sách ưu đãi, chăm lo về nhiều mặt để người dân sớm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, đã có nhiều hộ gia đình mặc dù cuộc sống còn khó khăn nhưng đã tình nguyện làm đơn xin thoát nghèo. Hành động thật đáng ghi nhận, lan tỏa cho thấy ý chí vươn lên không ỷ lại của các hộ dân.
Trong không khí đầu xuân, chúng tôi đến với xã vùng cao Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn). Con đường bê tông được trải dài, điện thắp sáng đến tận các trung tâm thôn, cuộc sống mọi mặt của đồng bào Dao, Mông nơi đây đã có bước đổi thay khi nhà nhà có xe máy, phương tiện thông tin liên lạc, đầu tư cơ giới hóa trong sản xuất… Cuộc sống đã được nâng cao nhưng xã Giáo Hiệu có 431 hộ dân thì vẫn còn 181 hộ nghèo, chiếm 42%; 56 hộ cận nghèo, chiếm 12,99%. Khó khăn là vậy nhưng cả xã có 5 hộ tự nguyện làm đơn xin thoát khỏi diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và tìm hướng phát triển kinh tế gia đình.
Gia đình anh Hừ A Dỉa đã có cuộc sống ổn định sau khi làm đơn xin thoát nghèo
Đến thăm gia đình anh Hừ A Dỉa, sinh năm 1990, dân tộc Mông ở thôn Cốc Lào chúng tôi lại càng khâm phục ý chí vượt lên trong cuộc sống, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ. Năm 2014 vợ chồng anh Dỉa tách hộ ra ở riêng, được bố mẹ chia đất dựng nhà và mấy thửa ruộng bậc thang cấy lúa một vụ. Đến năm 2016, chính quyền địa phương hỗ trợ 20 triệu đồng, vợ chồng anh đã vay thêm tiền để hoàn thiện căn nhà mới khang trang. Từ đây, vợ chồng anh tích cực tham gia các hội, đoàn thể và tập trung phát triển kinh tế. Hiện tại, gia đình anh đã trả xong các khoản vay, tiếp tục đầu tư, mua sắm thêm phương tiện, vật dụng và tham gia các mô hình, dự án phát triển sản xuất tại địa phương.
Anh Hừ A Dỉa chia sẻ: “Mình còn trẻ, còn khỏe mạnh, lại được Nhà nước hỗ trợ nhiều rồi. Mặc dù cuộc sống còn khó khăn, chưa đáp ứng được hết các tiêu chí để thoát nghèo, nhưng vợ chồng tôi đã bàn với nhau, thống nhất làm đơn xin thoát nghèo để nhường phần hỗ trợ của Nhà nước cho các hộ khó khăn hơn. Ban đầu cũng có lời ra tiếng vào của bà con trong thôn, nhưng mình quyết tâm vì đã nhận thức được việc thoát nghèo là động lực để vươn lên”.
Để minh chứng cho quyết định thoát nghèo của mình là đúng đắn, anh Dỉa đã bắt tay ngay vào việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế cho gia đình phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. Cụ thể, anh trồng cỏ voi, vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để mua thêm trâu, bò nuôi vỗ béo, đưa các giống lúa lai vào gieo trồng hai vụ. Căn cứ vào các tiêu chí theo chuẩn nghèo mới thì hiện nay gia đình anh đã thoát nghèo. Câu chuyện xin thoát nghèo của gia đình anh Dỉa đã trở thành động lực để các hộ đồng bào dân tộc thiểu số khác học tập và làm theo.
Để thoát nghèo gia đình anh Ma Văn Sinh đầu tư nuôi trâu bò vỗ béo.
Từ gương anh Dỉa, 4 hộ là người dân tộc Dao ở thôn Khâu Slôm cũng làm đơn xin thoát khỏi hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021. Anh Ma A Sinh, dân tộc Dao, thôn Khâu Slôm tâm sự: “Trước đây tôi nghĩ thoát khỏi hộ nghèo là rất khó, nhưng khi thấy gia đình anh Hừ A Dỉa làm được thì mình cũng có thể làm được. Mặc dù biết sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng tôi sẽ cố gắng cùng cả gia đình đoàn kết phát triển kinh tế. Điều gì chưa biết sẽ được cán bộ xã tư vấn, giúp đỡ nên mình cũng yên tâm”.
Ông Dương Văn Bằng, Chủ tịch UBND xã Giáo Hiệu cho biết: Thời gian qua trên địa bàn có 5 hộ dân làm đơn xin thoát nghèo là các hộ đồng bào dân tộc Mông, Dao. Điều đặc biệt, đây là các cá nhân giữ vai trò chủ chốt ở cơ sở như bí thư chi bộ, trưởng thôn, công an viên. Họ thực sự là những tấm gương điển hình đi đầu trong việc thay đổi tư duy vươn lên thoát nghèo, rất đáng ghi nhận. Tiếp tục cùng người dân trong thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, địa phương sẽ phối hợp với ngành chuyên môn tập trung hướng dẫn khoa học kỹ thuật, có định hướng trong phát triển kinh tế khai thác thế mạnh của địa phương, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, vốn vay ưu đãi…
Dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng nhiều hộ nghèo vẫn viết đơn tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, muốn tự lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Ðó là những câu chuyện đẹp ở Giáo Hiệu - một trong những xã thuộc huyện vùng sâu, giao thông còn trắc trở ở tỉnh Bắc Kạn và thể hiện ý chí vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Bài và ảnh: HÀ NHUNG
Tin mới
Sau sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên dự kiến còn 55 đơn vị hành chính cấp xã
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ 50, khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa diễn ra, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến và thống nhất cao với dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Thái Nguyên từ 172 xuống còn 55 xã, phường (giảm 68,02%) đảm bảo đúng quy định của Trung ương, giảm từ 60 đến 70% đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Nguyên năm 2025 như sau:
200 kiều bào sẽ dự hội nghị thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài
Từ ngày 26 đến 27-4, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đồng chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm triển khai Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài” tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Kenya
Ngày 17-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Kenya Soipan Tuya nhân dịp Bộ trưởng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14 đến 17-4 tại Hà Nội.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh
Chiều 17-4, tại Hà Nội, được sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp 2025: Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chứng khoán giảm mạnh ngay khi mở phiên 17-4
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, một số mặt hàng của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ phải đối mặt với mức thuế quan lên đến 245%. Thị trường chứng khoán thế giới biến động mạnh trước căng thẳng thuế quan và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không tránh khỏi xu hướng này.
Từ chiều nay, giá xăng giảm về dưới 19.000 đồng/lít
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định giá bán lẻ xăng dầu từ 15 giờ chiều nay (17-4). Theo đó, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít, về dưới 19.000 đồng/lít.