Người làm hồi sinh tơ sen Việt
Vùng đất Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt vải. Trải qua những giai đoạn khó khăn, thợ bỏ nghề, cây dâu bị chặt phá, giờ đây sản phẩm của Phùng Xá lại đi khắp năm châu.
Góp công không nhỏ trong hành trình đó là người con của làng, Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận. Dân làng yêu mến gọi bà là người vấn vương với những sợi tơ.
Sinh ra trong tiếng canh cửi của nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng bên bờ sông Đáy, từ 6 tuổi, Phan Thị Thuận đã biết hái dâu nuôi tằm. Gắn bó với làng nghề, yêu những nong tằm, nong kén nhưng năm 1984 có lẽ là giai đoạn khó khăn nhất cuộc đời bà và người dân Phùng Xá khi tơ tằm không còn hợp thời, nhà máy ươm tơ thôi thu mua kén, hợp tác xã chặt bỏ bạt ngàn dâu xanh.
Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận (thứ hai, từ trái sang) giới thiệu khăn lụa tơ sen. |
Vấn vương với những sợi tơ, thương con tằm "không nơi nương tựa", bà đi xin lá dâu ngoài bờ bụi, rồi đạp xe lên tận Hòa Bình để gom lá dâu về nuôi tằm, giữ gìn nghiệp tổ. Xã hội phát triển, sản phẩm lụa tơ tằm được ưa chuộng, làng nghề dần khôi phục. Nhưng chưa kịp mừng vui, bà và dân làng lại đau đầu tìm đầu ra cho sản phẩm, cải thiện chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường bởi nhiều người trồng dâu nuôi tằm, giá rớt, có lúc bán không ai mua.
Trăn trở suy nghĩ rồi thử nghiệm, bà sáng tạo ra nhiều cách để sản phẩm tơ ngày càng bền, đẹp, đa dạng. Để tằm tự dệt là một trong số đó. Bà để tằm nhả tơ tự do rồi tìm cách cho con tằm đi theo hàng lối để tơ quấn tự nhiên vào nhau, cho ra những mảnh lụa bền chắc, phẳng mịn, không kỹ thuật dệt nào của con người có thể sánh kịp. Cách làm sáng tạo này còn giúp giảm bớt chi phí nhờ bỏ qua được các công đoạn kéo kén, ươm tơ, cào bông... Từ sản phẩm này, nhiều mặt hàng chất lượng cao của Phùng Xá như chăn, gối, khăn, áo và gần đây nhất là khẩu trang kháng khuẩn, phòng dịch Covid-19 đã được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt và có mặt ở những thị trường khó tính như Nhật, Đức, Saudi Arabia...
Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của bà Phan Thị Thuận là năm 2019 sản phẩm lụa sen Phùng Xá được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) lựa chọn làm quà tặng tại Hội nghị thượng đỉnh G20 (tổ chức tại Nhật Bản). Cơ duyên đến với tơ sen của bà Thuận bắt đầu khi có vị khách gợi ý về việc nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm lụa bằng tơ sen và tặng bà một chiếc cốc in hình bản đồ Việt Nam cùng hai câu thơ: “Sao cho đất Việt sáng tên/ Sao cho dân Việt bình yên mọi bề”.
Giấc mơ góp sức cho quê hương khiến bà bỏ ngoài tai những lời khuyên can mà quay sang trồng sen thử nghiệm. Nhưng tơ sen mong manh nên khi đưa vào khung dệt, sợi đứt liên tục. Lụa dệt lại có nhiều mối nối, tốn công, tốn sợi mà không mịn. Thứ tơ này thách thức không ít thời gian và trí óc của bà. Cả năm trời tỉ mẩn, chiếc khăn tơ sen đầu tiên được dệt thành công từ 4.800 cuống sen, có độ dài 1,7m, rộng 0,25m. Trong khi đó, một người thợ chăm chỉ, thạo việc một ngày cũng chỉ làm được khoảng 200-250 cuống sen. Kỳ công nhưng sản phẩm ra đời lại mang đến cho bà niềm vui bất tận. Không chỉ mềm mại, khăn tơ sen còn phảng phất hương thơm sen tự nhiên, rất dễ chịu.
Theo bà Thuận, khăn tơ sen dùng vừa dễ chịu lại mang nhiều ý nghĩa tâm linh nên giá trị thương phẩm khá cao. Việc tận dụng cuống sen góp phần giảm rác thải ra môi trường, lại tạo thêm công việc cho nhiều người. Vì thế khi nhiều người đến nhà học cách xe sợi, lấy tơ từ sen bà đều truyền dạy miễn phí. Với bà, chỉ cần thế hệ trẻ dành tình yêu cho những sợi tơ, nghề của làng được trân trọng, giữ gìn, sản phẩm của làng được bạn bè trong và ngoài nước ưa chuộng thì bà đã mãn nguyện.
Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận đã được tặng Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2020 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và là một trong 9 công dân Thủ đô ưu tú năm 2021.
Bài và ảnh: THANH MAI
Tin mới
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện, bắt giữ 1 phương tiện vận chuyển trái phép khoảng 75.000 lít dầu DO trên biển
Theo tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, vừa phát hiện, bắt giữ 1 phương tiện vận chuyển khoảng 75.000 lít dầu DO trên biển, không hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Tạm giữ trên 25 tấn vải may mặc do Trung Quốc sản xuất
Đội QLTT số 2,Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Thanh tra - Pháp chế, Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Công an huyện Yên Phong kiểm tra Điểm tập kết hàng hóa tại thôn Đông Mai, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, tạm giữ hơn 25 tấn vải may mặc do Trung Quốc sản xuất.
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tổng kết Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, chuẩn bị xây dựng cho Kế hoạch kiểm tra định kỳ trong năm 2025.
Ngày Nhà giáo Việt Nam: Nơi gìn giữ tiếng Việt tại Thụy Sĩ
Trong không khí chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 / 20-11-2024), trường Bình Minh - nơi dạy tiếng Việt cho các em ở các bang nói tiếng Đức của Thụy Sĩ - đã tổ chức một sự kiện đầm ấm và mang đậm màu sắc văn hóa Việt, tại trụ sở của trường trên phố Auenstrasse, thành phố Zurich.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến chúc mừng Học viện Biên phòng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày 19-11, Học viện Biên phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự buổi lễ.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, ngày 18-11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự hội nghị.