Nguy cơ hệ thống tại Việt Nam bị chiếm quyền khi hacker khai thác 5 lỗ hổng mới
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa phát cảnh báo về 6 lỗ hổng an toàn thông tin ảnh hưởng mức cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 3/2024.
Cảnh báo đã được gửi tới tất cả các đơn vị chuyên trách CNTT, an toàn thông tin của các bộ, ngành, địa phương cùng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Sáu lỗ hổng mới tồn tại trong các sản phẩm Microsoft vừa được Cục An toàn thông tin đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt lưu ý là những lỗ hổng được chuyên gia của Cục đánh giá và đưa ra khuyến nghị trên cơ sở danh sách bản vá Microsoft phát hành tháng 3/2024 với tổng số 59 lỗ hổng.
Ảnh minh họa
Cụ thể, các lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm Microsoft được cảnh báo tới các đơn vị tại Việt Nam lần này là: Lỗ hổng CVE-2024-21408 trong Windows Hyper-V cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công từ chối dịch vụ - DoS; 5 lỗ hổng gồm CVE-2024-26198 trong Microsoft Exchange Server, CVE-2024-21407 trong Windows Hyper-V, CVE-2024-21334 trong Open Management Infrastructure - OMI, CVE-2024-21426 trong Microsoft SharePoint và CVE-2024-21411 trong Skype for Consumer đều cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
Để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, từ đó góp phần bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin đề nghị các đơn vị kiểm tra, rà soát để xác định những máy tính sử dụng hệ điều hành Windows có 2 khả năng bị ảnh hưởng bởi 6 lỗ hổng an toàn thông tin mức cao và nghiêm trọng kể trên. Trường hợp bị ảnh hưởng, các đơn vị cần khẩn trương cập nhật bản vá kịp thời nhằm tránh nguy cơ bị hacker tấn công mạng.
Các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cũng được yêu cầu phải tăng cường hơn nữa công tác giám sát, sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng.
Cùng với đó, các đơn vị còn cần thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin nhằm phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng. Trường hợp cần hỗ trợ, các đơn vị có thể liên hệ đầu mới của Cục An toàn thông tin là Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia – NCSC theo số điện thoại 02432091616 hoặc thư điện tử ‘ncsc@ais.gov.vn’.
Báo Vietnamnet cho hay, thời gian qua Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng như các chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực an toàn thông tin đã nhiều lần khuyến nghị cả cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức, doanh nghiệp cần ưu tiên, chú trọng việc rà quét, phát hiện và xử lý những nguy cơ tiềm ẩn bên trong hệ thống.
Thực tế, việc đơn vị chưa quan tâm cập nhật và xử lý những lỗ hổng, điểm yếu đã được cảnh báo có thể khiến hệ thống của đơn vị đó có thể bị chiếm quyền điều khiển, bị tấn công mạng dẫn đến những tổn thất nặng nề về uy tín, tài sản.
Các chuyên gia cũng dự báo rằng một xu hướng tấn công mạng nổi bật của năm 2024 là khai thác lỗ hổng an toàn thông tin, nhất là những lỗ hổng ảnh hưởng mức cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm công nghệ phổ biến, để làm ‘bàn đạp’ xâm nhập vào hệ thống và từ đó chiếm quyền điều khiển, đánh cắp thông tin, tài sản của tổ chức.
Theo báo cáo kỹ thuật do Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin thực hiện, liên tiếp trong các tháng 1, 2/2024, hệ thống kỹ thuật của trung tâm này đã lần lượt ghi nhận 71.877 và 76.507 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức nhà nước.
Trong đó, có một số lỗ hổng đã và đang được các nhóm tấn công lợi dụng để thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích - APT. Những lỗ hổng an toàn thông tin nguy hiểm, có ảnh hưởng diện rộng đều đã được Cục An toàn thông tin cảnh báo và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương cách khắc phục; tuy vậy nhiều đơn vị vẫn chưa rà soát và xử lý.
Tin mới
Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động
Sau 4 tháng tổ chức phát động (từ ngày 29-3 đến 30-7-2024), Ban tổ chức Cuộc vận động sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân nhận được 1.394 tác phẩm của 728 tác giả trong cả nước tham gia.
Luôn giương cao cờ Tổ quốc
Vở kịch nói “Vì Tổ quốc” do hai tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật là Đào Hồng Cẩm và Xuân Đức viết chung, lấy bối cảnh mặt trận Vĩnh Linh (Quảng Trị) năm 1967, được đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Tiến Dũng dàn dựng truyền cảm hứng tới người xem về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024
Tối 12-11, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần I, năm 2024.
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi
Sáng 12-11, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”.
Cà Mau: Công bố quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
Ngày 12-11, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ công bố Quyết định xếp hạng di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).
Phát huy giá trị tổ hợp công trình văn hóa đa năng, hiện đại
Được đầu tư xây dựng và mới đưa vào hoạt động, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tạo sức hút lớn đối với khách tham quan. Công trình là một thiết chế văn hóa đa năng, tổng hợp, hiện đại, đặc biệt quan trọng, tiêu biểu của Quân đội và quốc gia; phản ánh toàn diện, sâu sắc về di sản văn hóa quân sự Việt Nam qua các thời đại, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử quân sự cho bộ đội và nhân dân.