• Click để copy

Nhật Bản nỗ lực “làm sạch” nước uống

Nhật Bản sẽ cân nhắc việc đưa ra những quy định mới về giới hạn hàm lượng các loại “hóa chất vĩnh cửu-PFAS” độc hại trong nước uống vào đầu năm tới. Theo đó, Tokyo sẽ yêu cầu tất cả nhà cung cấp nước trên toàn quốc thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự gia tăng PFAS phát hiện trong nước uống.

PFAS là nhóm hóa chất tổng hợp thường được dùng để tạo ra các sản phẩm chịu nhiệt, dầu và nước nhờ có khả năng cao trong chống nhiệt, nước và dầu, nên thường được sử dụng trong nhiều ứng dụng như sản xuất thảm, bình cứu hỏa, dụng cụ nấu ăn và mỹ phẩm. Các hóa chất này hiện được phát hiện phổ biến trong cơ thể người và động vật.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, PFAS có thể gây ung thư và mang lại những rủi ro sức khỏe khác. PFAS rất khó phân hủy, có thể tồn tại trong cơ thể con người cũng như môi trường trong nhiều năm.

Nhật Bản nỗ lực “làm sạch” nước uống
Một người dân lấy nước tại vòi ở Osaka, Nhật Bản. Ảnh: AFP. 

Theo The Japan Times, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru phát biểu tại một phiên họp của Thượng viện gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải giảm những rủi ro sức khỏe do các loại PFAS, chẳng hạn như axit perfluorooctanesulfonic (PFOS) và axit perfluorooctanoic (PFOA), thông qua nước uống. Nhà lãnh đạo Nhật Bản lưu ý, hai loại axit trên đều có trong nước uống.

Ông cho biết sẽ lấy ý kiến của các chuyên gia và đưa ra những giải pháp đối phó, bao gồm việc nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng nước dựa trên Luật Cung cấp nước, yêu cầu các công ty cấp nước phải tuân thủ những quy định mới, kiểm tra và công khai thông tin. 

Hiện tại, Nhật Bản quy định giới hạn PFAS trong nước uống, cụ thể là các axit PFOS và PFOA, là 50ng/lít, nhưng chưa mang tính ràng buộc pháp lý. Vào tuần trước, Bộ Môi trường đã công bố kết quả khảo sát về mức độ PFAS trong nước uống trên toàn Nhật Bản tính đến ngày 30-9. Trong số 3.755 nhà cung cấp nước tham gia khảo sát có 3.595 nhà cung cấp đã trả lời. Kết quả cho thấy mức độ PFAS trong nước uống của 11 nhà cung cấp vượt quá giới hạn trong năm tài chính 2020. Số lượng này giảm xuống còn 5 trong năm tài chính 2021, 4 trong năm tài chính 2022 và 3 trong năm tài chính 2023. Trong năm tài chính 2024, tính đến thời điểm khảo sát, không có nhà cung cấp nào vượt quá giới hạn PFAS trong nước uống.

Tuy nhiên, mối lo ngại đang gia tăng trong cộng đồng về việc liệu chính phủ có làm đủ để giải quyết vấn đề và những nguy cơ sức khỏe có thể phát sinh do tiếp xúc liên tục với các hóa chất này hay không. Vào ngày 25-11, thị trấn Kibichuo thuộc tỉnh Okayama đã bắt đầu tiến hành xét nghiệm máu cho cư dân sau khi phát hiện mức độ PFAS cao báo động, lên tới 1.200ng/lít tại một nhà máy lọc nước địa phương vào tháng 10-2023. Nhà máy này cung cấp nước cho khoảng 1.000 cư dân trong thị trấn. Hoạt động xét nghiệm bao gồm việc đo nồng độ PFAS trong máu cũng như các xét nghiệm về mức độ lipid, chức năng gan, thiếu máu và hormone tuyến giáp. Kết quả sẽ được phân tích bởi các chuyên gia từ Đại học Okayama và Trường Y khoa Kawasaki.

PHƯƠNG ANH 

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.