Nhiều tàu cá loại lớn hoán đổi thành tàu chở chở xăng dầu lậu
Nhiều tàu cá lớn đã hoán đổi thành tàu chở xăng dầu, hoạt động buôn lậu trên biển để thu lợi nhuận. Đối tượng trong nước móc nối với đối tượng nước ngoài, mua xăng dầu giá rẻ để bán lại thu lợi nhuận chênh lệch. Hiện tại, giá dầu mua trên biển thấp hơn giá dầu trong bờ từ 3.500 -5.000 đồng/lít.
Tối 15/07, tại vùng biển cách phía Đông Nam Côn Đảo khoảng 45 hải lý, lực lượng của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã phát hiện tàu cá vỏ gỗ số hiệu TG 93798TS có dấu hiệu nghi vấn đã yêu cầu dừng tàu để tiến hành kiểm tra. Trên tàu, ngoài thuyền trưởng là ông Trần Công Quang (SN 1973, Tiền Giang) còn có 5 thuyền viên không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn. Kiểm tra trong khoang chứa hàng có khoảng 90.000 lít dầu DO không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Sau đó 04 ngày, cũng tại vùng biển trên, lực lượng chức năng của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã phát hiện tàu cá vỏ gỗ, số hiệu BT 99889TS chở 50.000 lít dầu DO không có hoá đơn chứng từ. Tất cả thuyền viên trên tàu cũng không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn.
Cảnh sát biển kiểm tra bắt giữ tàu cá hoán cải chở hàng chục nghìn lít dầu DO trái phép.
Tại vùng biển phía Nam và Tây Nam, lực lượng làm nhiệm vụ đã phát hiện nhiều tàu cá loại lớn, tàu dịch vụ hậu cần, tàu hàng… vận chuyển xăng dầu nhập lậu. Trông bề ngoài những con tàu này giống như tàu cá, tàu hàng hoạt động bình thường vì chúng giữ nguyên kết cấu, màu sơn, nhưng thực chất các hầm hàng đã hoán cải thành hầm chở xăng dầu. Có đối tượng còn sử dụng chính tàu cá của ngư dân, lôi kéo ngư dân cùng tham gia vận chuyển xăng dầu trái phép.
Thượng tá Đậu Thành Hưng, Phó trưởng Phòng Phòng chống tội phạm vi phạm, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, bên cạnh các thủ đoạn chủ yếu như quay vòng hoá đơn, lợi dụng đêm tối, những ngày nghỉ, ngày lễ hoặc thời tiết xấu; sử dụng phương tiện có công suất lớn; hoạt động ở vùng biển xa, giáp với vùng biển các nước trong khu vực…, để đối phó với cơ quan chức năng, các đối tượng còn sử dụng thủ đoạn mới, tinh vi hơn.
Đó là các đối tượng trong nước móc nối với đối tượng nước ngoài, mua xăng dầu giá rẻ để bán lại thu lợi nhuận chênh lệch. Đối tượng người Việt Nam thỏa thuận, thống nhất với đầu nậu Thái Lan, Campuchia về giá, địa điểm, thời gian, phương thức giao nhận và thanh toán. Sau đó, chúng sử dụng các tàu hoán cải, ở khu vực giáp ranh rồi vận chuyển về bán cho tàu cá Việt Nam. Hiện tại, giá dầu mua trên biển thấp hơn giá dầu trong bờ từ 3.500-5.000 đồng/lít.
Ở khu vực phía Bắc, chủ yếu sử dụng tàu của các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu, sau đó sử dụng hoá đơn, chứng từ hợp pháp để hợp thức số xăng dầu lậu, xăng dầu không có nguồn gốc hợp pháp. Thủ đoạn này rất khó phát hiện, bởi sau khi vận chuyển, tiêu thụ số xăng dầu hợp pháp, các đối tượng bơm nước vào phương tiện (nhằm đánh lừa về tải trọng) để ra biển nhận hàng.
Khi nhận hàng, nước được bơm ra để nhận xăng, dầu bất hợp pháp, rồi sử dụng chính bộ hoá đơn, chứng từ của lô hàng trước đó để hợp thức cho số xăng dầu vừa nhận. Thời gian cho cả một chu trình chỉ hết khoảng từ 2-3 ngày.
Thượng tá Hưng còn cho biết thêm, các đối tượng còn sử dụng hoá đơn, chứng từ khống để hợp thức xăng dầu lậu, không có nguồn gốc hợp pháp. Khi về đến vùng biển Việt Nam, tàu vận chuyển xăng dầu nhập lậu thông báo cho các tàu từ trong bờ mang theo hoá đơn, chứng từ khống ra vị trí quy ước, nhận hàng rồi đưa về bờ tiêu thụ.
Điển hình là các chiến sĩ của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 trong lúc tuần tra tại khu vực biển giáp ranh, đã bắt giữ tàu BT 99889TS vận chuyển khoảng 243.061 lít dầu DO không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Lực lượng Cảnh sát biển đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 78.600.000 đồng, bán phát mại dầu hơn 5,48 tỷ đồng. Hay vụ bắt giữ tàu VN-96789TS (Thanh Tuyền 11) vận chuyển khoảng 159.886 lít dầu DO không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp; xử phạt 69.300.000 đồng và bán phát mại hơn 3,63 tỷ đồng.
Tâm An
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.