Nhìn thẳng - Nói thật: Nguy cơ đánh mất ngôn ngữ mẹ đẻ
Tôi từng chứng kiến một cháu nhỏ 14 tuổi ở TP Hồ Chí Minh bị bố, mẹ cấm nói tiếng Anh và bất kỳ ngoại ngữ nào khác khi ở nhà, thay vào đó, cháu chỉ được nói tiếng Việt.
Sở dĩ có lệnh cấm oái ăm đó là vì cháu học trường quốc tế từ bé, ở đó, cháu được học rất nhiều thứ và đều bằng ngoại ngữ, tiếng Việt dùng rất ít, thậm chí nhiều ngày cháu không nghe, không nói, không viết một từ tiếng Việt nào. Thế nên, khả năng dùng tiếng Việt của cháu rất yếu, phát âm lơ lớ như người nước ngoài. Do vốn từ vựng nghèo nàn, khi giao tiếp ở nhà cháu phải chèn tiếng Anh, tiếng Pháp,... thậm chí cả tiếng La-tinh mà cháu rất thạo, mới đủ để diễn đạt. Cực chẳng đã, bố mẹ cháu đành ban hành lệnh cấm oái oăm để giúp cháu nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt. Tôi nghe cháu loay hoay tìm từ ngữ diễn đạt ý mình là thích một món ăn trên bàn mẹ nấu mà thương quá.
Tranh minh họa: tuyengiao.vn |
Trường hợp như cháu nhỏ 14 tuổi trên không phải là hiếm. Thật nghịch lý khi một đứa trẻ Việt Nam sinh ra, lớn lên, học tập tại Việt Nam mà lại không thể sử dụng tiếng Việt như một thứ tiếng mẹ đẻ, một ngôn ngữ chính mà thay vào đó bằng ngoại ngữ. Rồi đây khi trưởng thành, cháu sẽ sống ra sao, hòa nhập thế nào với cuộc sống khi đánh mất tiếng nói cội rễ văn hóa của mình?
Các cháu không có lỗi gì trong chuyện này. Đã có một điều gì đó đang chi phối khiến nền giáo dục trên một số khía cạnh đã vận hành không phù hợp với thực tế và tương lai. Chuyện của cháu nhỏ 14 tuổi không chỉ là một tình huống đơn lẻ, mà còn là dấu hiệu cho thấy một vấn đề lớn đang tồn tại trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, đặc biệt là ở các trường quốc tế. Việc thiếu sự cân nhắc và chiến lược trong giảng dạy, bảo vệ ngôn ngữ và văn hóa quốc gia đã dẫn đến việc mất mát tiếng Việt trong bộ phận người trẻ.
Điều này đặt ra một loạt các vấn đề và nguy cơ cho tương lai của các em. Không chỉ là khả năng giao tiếp với gia đình và cộng đồng ngay trong thời điểm hiện tại mà còn là sự hòa nhập vào xã hội và kinh doanh trong tương lai. Tiếng Việt không chỉ là một ngôn ngữ mà còn là một phần không thể tách rời của văn hóa và bản sắc dân tộc. Việc mất mát này có thể dẫn đến việc mất mát toàn diện về danh tính văn hóa và con người của mỗi cá nhân. Khi giáo dục quốc tế trở nên phổ biến sẽ mang lại cơ hội để học sinh tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, nhưng cũng có thể tạo ra khoảng cách với ngôn ngữ và văn hóa bản địa. Điều quan trọng là phải tìm ra cân bằng giữa việc học ngoại ngữ và việc duy trì, phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng tiếng Việt đang đối mặt với sự cạnh tranh từ sự lan truyền của tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ quốc tế khác. Tuy nhiên, việc bảo vệ và duy trì sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ và văn hóa dân tộc là trách nhiệm của tất cả mọi người, cần phải hành động ngay bây giờ để bảo đảm rằng các thế hệ tương lai vẫn giữ được mối liên kết mạnh mẽ với tiếng Việt và văn hóa của mình.
Có thể thấy, việc giáo dục đa ngôn ngữ cần được tiếp cận một cách cẩn thận và có chiến lược. Các trường quốc tế cần phải tích hợp ngôn ngữ và văn hóa địa phương vào chương trình giảng dạy, để học sinh không chỉ học được ngoại ngữ mà còn hiểu và trân trọng nguồn gốc, bản sắc văn hóa của mình. Điều này không chỉ giúp học sinh hòa nhập tốt hơn với cộng đồng mà còn giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn.
Bên cạnh đó, gia đình cũng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ngôn ngữ. Việc cha mẹ khuyến khích và thực hành ngôn ngữ mẹ đẻ tại nhà là cần thiết để trẻ em có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình một cách tự nhiên và thoải mái. Điều này không chỉ giúp trẻ em giao tiếp tốt hơn mà còn giúp các em kết nối sâu sắc hơn với văn hóa và truyền thống gia đình.
TRẦN HOÀI
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.