• Click để copy

Nhờ CPTPP, xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng liên tục

Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của sản phẩm tôm Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Việt sang thị trường này đang thực hiện theo cơ chế hạn ngạch, nếu ngoài hạn ngạch, thì mức thuế nhập khẩu có thể lên tới 20%.

Bà Kim Thu - chuyên gia thị trường tôm Việt Nam thuộc Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, hạn ngạch và thuế đang “cản đường” xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc.

Cụ thể, theo chuyên gia này, trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt hơn 46 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.

“Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc những tháng đầu năm nay đi theo xu hướng giảm chung trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, lạm phát tăng, sức mua giảm”, bà Thu thông tin.

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc đang bị vướng bởi hạn ngạch và thuế

Xuất khẩu tôm Việt sang Hàn Quốc đang thực hiện theo cơ chế hạn ngạch, nếu ngoài hạn ngạch, thì mức thuế nhập khẩu có thể lên tới 20%. Đây là một bất lợi lớn và làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường này

Năm 2022, Hàn Quốc là thị trường có nhu cầu tiêu thụ tôm ổn định, cộng với lợi thế khoảng cách vận chuyển gần, lạm phát không căng thẳng như các nước phương Tây. Do vậy, cả năm, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 468 triệu USD, tăng 26% so với năm 2021.

Trong 5 năm (2018-2022), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng khá ổn định từ 386 triệu USD năm 2018 lên 468 triệu USD năm 2022, tăng 21%. Đặc biệt, các sản phẩm tôm chân trắng xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng trưởng cao và liên tục từ năm 2019 đến nay.

Tuy nhiên, theo chuyên gia thị trường tôm Việt Nam, từ năm 2015 đến nay, Hiệp định FTA giữa Việt Nam với Hàn Quốc được thực thi tưởng như tạo thuận lợi về thương mại và thuế quan nhập khẩu cho sản phẩm này, song các doanh nghiệp hội viên của VASEP lại cho rằng, từ thực tế, sản phẩm tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc đang bị “vướng” quy định về hạn ngạch.

Đó là tình trạng Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu đấu giá mua hạn ngạch nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào nước này với giá 14-16% giá trị nhập khẩu.

Nếu ngoài quota thì mức thuế nhập khẩu là 20%. Như vậy, nhập khẩu tôm Việt Nam vào Hàn Quốc chịu mức thuế 14-20%. “Đây là một bất lợi lớn và làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc”, chuyên gia của VASEP nhận định.

Trong khi, Peru và Hàn Quốc cũng có FTA (thuế 20% giảm theo lộ trình 5 năm từ tháng 8/2011, đến nay đã về 0%), nhưng sản phẩm tôm Peru xuất vào thị trường Hàn Quốc không có quota và thuế đã về 0%.

Mỗi năm, Hàn Quốc NK trên 100.000 tấn tôm với giá trị từ 800 triệu USD - 1 tỷ USD. Trong đó, tôm Việt Nam luôn chiếm thị phần cao nhất trên 50%. Số lượng tôm xuất khẩu sang Hàn Quốc của Việt Nam đã hơn 50.000 tấn, tức là hiện tại đã cao gấp 3-4 lần số lượng trong quota (15.000 tấn với mức thuế nhập khẩu 0%).

Đối với nguồn cung từ Peru, giai đoạn từ năm 2018-2022, nhập khẩu tôm vào Hàn Quốc tăng gấp 10 lần. Riêng năm 2022, nhập khẩu tôm từ Peru vào Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 176% so với năm 2021.

Để cải thiện khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc và gia tăng xuất khẩu vào thị trường này, mới đây, VASEP đã gửi Công văn tới Bộ trưởng Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao rà soát và kiến nghị với phía Hàn Quốc xem xét việc bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu tôm từ Việt Nam và có giải pháp liên quan đến việc điều chỉnh thuế suất về 0% cho tôm Việt Nam trong VKFTA (giống Peru).

THEO TẠP CHÍ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.