Những rào cản đối với kinh tế Đức trong năm 2025
Trong năm 2025, nền kinh tế Đức phải đối mặt với nhiều rào cản như tăng trưởng trì trệ, bất ổn tài chính, rủi ro địa chính trị, ngành ô tô suy yếu và chi phí năng lượng cao. Nếu không có những biện pháp cải cách cơ cấu và tăng cường khả năng cạnh tranh, nền kinh tế lớn nhất châu Âu có nguy cơ suy yếu kéo dài.
Nền kinh tế Đức vốn từng được coi là động lực của châu Âu hiện đang gặp nhiều thách thức. Theo Euronews, thách thức đầu tiên đối với kinh tế quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này là sự trì trệ. Nền kinh tế Đức hầu như không tăng trưởng kể từ cuối năm 2019. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) nhận định, bức tranh tăng trưởng kinh tế của Đức trong năm 2025 vẫn ảm đạm với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến chỉ tăng 0,3%.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) dự báo mức tăng thậm chí còn yếu hơn là 0,2%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ này là sự kết hợp của các yếu tố như xuất khẩu suy yếu, tiêu dùng tư nhân và đầu tư sụt giảm. Quá trình khử carbon, số hóa và sự thay đổi về nhân khẩu học cũng tạo áp lực cho kinh tế Đức.
Cuộc bầu cử sớm vào tháng 2-2025 ở Đức được xem là thách thức thứ hai của nền kinh tế nước này. Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ để xem sau bầu cử, chính phủ mới có thể tận dụng được năng lực tài chính của Đức để kích thích tăng trưởng kinh tế hay không.
Đức có năng lực tài chính đáng kể khi là một trong những nước có tỷ lệ nợ trên GDP thấp nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến lớn. Các nhà phân tích cảnh báo rằng, nếu chính phủ mới không áp dụng các cải cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như ưu đãi thuế và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, Đức có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước láng giềng châu Âu.
Dây chuyền lắp ráp ô tô tại nhà máy của hãng Mercedes-Benz ở thị trấn Sindelfingen, Đức. Ảnh: Reuters |
Một rào cản khác là ngành ô tô Đức, một trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc gia, tiếp tục mất đi sức cạnh tranh toàn cầu. Những hãng xe từng thống lĩnh thị trường như Volkswagen, BMW và Mercedes-Benz đã dần mất thị phần vào tay các nhà sản xuất đến từ Mỹ và Trung Quốc. Hoạt động xuất khẩu ô tô của Đức cũng bị ảnh hưởng bởi chi phí năng lượng cao và sự bất ổn trong chính sách thương mại.
Thách nữa tiếp nữa mà nền kinh tế Đức phải đối mặt là rủi ro địa chính trị, căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Hoạt động xuất khẩu của Đức dễ bị tổn thương trước tình trạng chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng trên toàn cầu. Sau khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20-1-2025, dự kiến, các chính sách thương mại của chính quyền Mỹ sẽ có tác động đáng kể đến Đức. Viện Kinh tế thế giới Kiel ước tính rằng mức thuế quan do chính quyền sắp tới của ông Donald Trump áp đặt có thể làm giảm 0,6% GDP của Đức hoặc giảm tới 1,2% trong kịch bản bất lợi liên quan đến việc tăng thuế đối với hàng hóa của EU.
Ông Moritz Schularick, Chủ tịch Viện Kinh tế thế giới Kiel nhận định: “Tiềm năng tăng trưởng yếu của Đức đang dần lộ rõ và bất kỳ yếu tố phá vỡ bên ngoài nào không lường trước được cũng có thể tạo ra sự khác biệt giữa tăng hoặc giảm trong sản lượng kinh tế”.
Rào cản cuối cùng đối với nền kinh tế Đức là chi phí năng lượng tăng và áp lực lạm phát. Giá năng lượng cao là gánh nặng dai dẳng đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình Đức. Theo báo cáo của Bundesbank, hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng đã giảm 10-15% do chi phí khí đốt và điện tăng cao. Tình trạng này dự kiến ít khả năng cải thiện vào năm 2025.
Quyết định loại bỏ năng lượng hạt nhân của Đức đã khiến nước này phải phụ thuộc vào các nguồn năng lượng đắt đỏ hơn. Ngoài ra, chi phí năng lượng cao của Đức đang làm trầm trọng thêm những thách thức đối với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, chẳng hạn như sản xuất ô tô phải đối mặt và khiến một số nhà sản xuất cân nhắc việc chuyển hoạt động ra nước ngoài.
Trong khi đó, mặc dù đã giảm so với mức đỉnh điểm năm 2022, lạm phát ở Đức vẫn ở mức cao so với mức trước đại dịch Covid-19. Chỉ số hài hòa về giá tiêu dùng (HICP) dự kiến sẽ chỉ giảm nhẹ xuống 2,4% vào năm 2025 do chi phí dịch vụ vẫn ở mức cao và tốc độ tăng tiền lương chậm hơn dự kiến.
Trước những thách thức như vậy, Euronews nhận định, kinh tế Đức sẽ có kịch bản lạc quan hơn khi chính phủ nước này đưa ra các biện pháp cải cách quyết liệt nhằm giảm gánh nặng thuế doanh nghiệp, mở rộng cơ sở hạ tầng và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động thông qua chính sách nhập cư và thu hút lực lượng lao động.
Nếu không có những biện pháp này, tình trạng trì trệ về mặt cấu trúc có thể tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của Đức sau năm 2025. “Nền kinh tế Đức không chỉ đang vật lộn với những trở ngại dai dẳng mà còn với các vấn đề về cơ cấu”, Chủ tịch Bundesbank Joachim Nagel lưu ý.
LÂM ANH
Tin mới
Phát hiện gần 1.200 bao thuốc lá điếu nhập lậu trên khâu lưu thông
Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 589/KH-QLTTVL ngày 25/10/2024 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long về Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Đội Quản lý thị trường số 4 phát hiện gần 1.200 bao thuốc lá điếu nhập lậu trên khâu lưu thông.
Ngăn chặn kịp thời 150 kg pháo hoa nổ nhập lậu chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ
Ngày 01/01/2025, Đội QLTT số 1, Cục QLTT Long An mật phục, bắt giữ 150 kg pháo hoa nổ nhập lậu chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ.
Phát hiện hàng trăm sản phẩm giầy, dép giả mạo nhãn hiệu ADIDAS, GUCCI, NIKE
Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT Cao Bằng vừa phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Cao Bằng khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính của ông T.Đ.A, thu giữ trên 300 sản phẩm giày, dép các loại.
Thương mại điện tử tiếp tục duy trì tăng trưởng 18-25%/năm
Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường TMĐT sớm vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 1/CT-TTg ngày 3/1/2025 về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong thời gian cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
Chính thức cấm kinh doanh, vận chuyển, sử dụng các loại thuốc lá mới
Từ 1/1/2025, các loại thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng chính thức bị cấm kinh doanh, vận chuyển, sử dụng ở nước ta.