Nợ công Việt Nam thấp hơn mức trần Quốc hội cho phép
Với quy mô GDP năm 2021 là 368 tỷ USD, mức nợ công của Việt Nam năm 2021 tương đương 157 tỷ USD, thấp hơn mức trần Quốc hội cho phép.
Mức trần nợ công Quốc hội cho phép là 60% GDP, năm 2021 nợ công tương đương 43,1% GDP.
Nợ công Việt Nam thấp hơn mức trần Quốc hội cho phép. Ảnh minh họa internet.
Theo bản tin nợ công của Bộ Tài chính, nợ công Việt Nam giảm dần trong 5 năm qua, từ mức 61,4% năm 2017 về 43,1% GDP vào năm ngoái. Với quy mô GDP năm 2021 là 368 tỷ USD, mức nợ công của Việt Nam năm ngoái tương đương 157 tỷ USD (trên 3,6 triệu tỷ đồng).
Ngoài nợ công, các dữ liệu thống kê của Bộ Tài chính trong 5 năm (2017 - 2021) cho thấy nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương cũng đang giảm.
Theo đó, nợ Chính phủ từ 51,7% GDP năm 2017 xuống còn 39,1% GDP năm 2021, tương đương gần 144 tỷ USD. Nợ Chính phủ bảo lãnh giảm 2,5 lần sau 5 năm, từ 9,1% GDP năm 2017 về 3,8% GDP năm 2021, tức gần 14 tỷ USD.
Năm 2021, nợ chính quyền địa phương là 0,6%, giảm 0,5% so với cách đó 5 năm. Còn nợ nước ngoài của quốc gia đến hết năm 2021 còn 38,4% GDP so với mức 49% GDP năm 2017. Trong khi nợ nước ngoài giảm, nợ vay từ trong nước lại tăng đáng kể, chiếm 67,2% dư nợ Chính phủ, tương đương 2,2 triệu tỷ đồng đến hết 2021.
Cùng đó, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia và trả nợ của Chính phủ lại tăng nhẹ, lần lượt là 6,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và 21,8% thu ngân sách vào năm 2021.
Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức... lần lượt là các chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam. Đến 2021, Nhật Bản cho Việt Nam vay hơn 316.000 tỷ đồng; Hàn Quốc hơn 32.000 tỷ đồng, Pháp 30.000 tỷ đồng...
Đứng đầu danh sách trong số đối tác đa phương cho Việt Nam vay nhiều nhất là Ngân hàng Thế giới (WB), với 380.000 tỷ đồng; Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hơn 188.000 tỷ đồng.
Năm nay, Chính phủ dự kiến vay tối đa 675.546 tỷ đồng (gần 30 tỷ USD), trong đó 96% là vay cân đối ngân sách Trung ương, còn lại là vay về cho vay lại.
Với dự kiến này, trường hợp GDP năm 2022 tăng trưởng khá, Chính phủ tính toán nợ công năm 2022 khoảng 43-44%% GDP, nợ Chính phủ 40-41% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia 40-41% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách khoảng 21-22%.
Công Huy (t/h)
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.