• Click để copy

Nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo về đề tài LLVT và chiến tranh cách mạng

Nhằm góp phần nhìn lại thành tựu, cung cấp luận cứ khoa học định hướng phát triển đề tài lực lượng vũ trang (LLVT) và chiến tranh cách mạng (CTCM), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (QĐND) và Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo khoa học “50 năm văn học nghệ thuật về đề tài LLVT-CTCM sau ngày đất nước thống nhất (30-4-1975 / 30-4-2025)-thành tựu, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển” vào ngày 20-3-2025 tại Hà Nội.

Phóng viên Báo QĐND có cuộc trao đổi với Đại tá, nhà văn Phạm Văn Trường, Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản QĐND về hội thảo này.

Sức hấp dẫn của một đề tài lớn

Phóng viên (PV): Các cuộc hội thảo, tọa đàm về đề tài LLVT-CTCM đã được tổ chức thường xuyên trong nhiều năm qua. Theo đồng chí, hội thảo lần này có điểm gì khác biệt?

Đại tá, nhà văn Phạm Văn Trường: Hội thảo này được tổ chức nằm trong kế hoạch của Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam về tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất. Mục đích trước tiên của hội thảo là đánh giá sâu sắc, toàn diện những thành tựu, hạn chế, những nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm của VHNT về đề tài LLVT-CTCM; khẳng định vị trí, vai trò và giá trị to lớn của VHNT trong Quân đội góp phần xây dựng và phát triển nền VHNT Việt Nam trong suốt 50 năm qua. Hội thảo còn mong muốn làm rõ giá trị và ý nghĩa của hình tượng Bộ đội Cụ Hồ trong VHNT, nhất là tầm quan trọng của những sáng tác mới viết về người chiến sĩ hôm nay; những đóng góp của VHNT về đề tài LLVT-CTCM trong việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; cổ vũ, động viên, phát huy tài năng, tâm huyết của các văn nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo, quảng bá các tác phẩm VHNT có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật.

Mục tiêu đặt ra của hội thảo nhằm cung cấp luận chứng khoa học tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân đội tiếp tục quan tâm, đầu tư cho VHNT về đề tài LLVT-CTCM một cách thiết thực, hiệu quả, với kỳ vọng đề tài lớn này sẽ đóng góp nhiều tác phẩm lớn cho dòng chủ lưu, chính thống của văn nghệ Việt Nam.

Nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo về đề tài LLVT và chiến tranh cách mạng
Lãnh đạo Nhà xuất bản QĐND và thân nhân tác giả-cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhận Giải C Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII-năm 2024 cho tác phẩm "Người thầy". Ảnh: MỘC LAN 

PV: Công tác chuẩn bị hội thảo, nhất là các tham luận gửi đến hiện nay như thế nào, thưa đồng chí?

Đại tá, nhà văn Phạm Văn Trường: Nhà xuất bản QĐND đã lên kế hoạch tổ chức hội thảo cách đây nửa năm. Sau khi được thủ trưởng Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam phê duyệt, Nhà xuất bản QĐND phối hợp với các cơ quan trong và ngoài Quân đội, tích cực chuẩn bị hội thảo; đến nay, công tác chuẩn bị, các mặt bảo đảm đã hoàn tất. Đã có 60 tham luận của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, các văn nghệ sĩ, nhà lý luận phê bình tên tuổi. Kỷ yếu hội thảo được in thành sách với dung lượng hơn 800 trang. Khi chúng tôi đặt vấn đề mời viết tham luận cho hội thảo, các văn nghệ sĩ nổi tiếng đều bày tỏ hứng thú, dành nhiều thời gian, trí tuệ để viết tham luận chất lượng. Điều đó chứng tỏ đề tài LLVT-CTCM có sức hút lớn, luôn được các đại biểu trăn trở suy tư với bao tâm huyết.

Tạo điều kiện để tác phẩm đỉnh cao ra đời

PV: Đồng chí cho biết cụ thể hơn nội dung các tham luận gửi đến hội thảo đã bám sát chủ đề Ban tổ chức đưa ra như thế nào?

Đại tá, nhà văn Phạm Văn Trường: Bám sát định hướng của Ban tổ chức, các tham luận gửi đến hội thảo đã phân tích làm rõ sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đối với đề tài LLVT-CTCM. Nhờ đó, từ sau ngày đất nước thống nhất, VHNT về đề tài này tiếp tục được khai thác mạnh mẽ. Các văn nghệ sĩ bằng các tác phẩm đầy tâm huyết, mang đậm tính sử thi, với mục tiêu tái hiện những chiến công, ca ngợi tinh thần chiến đấu kiên cường của quân và dân ta, mang đậm tính nhân văn khi phản ánh góc khuất của chiến tranh, những hậu quả còn dai dẳng thời hậu chiến...

VHNT không chỉ phản ánh lịch sử mà còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước hiệu quả, giúp thế hệ sau hiểu rõ những mất mát, hy sinh để có được hòa bình hôm nay. Nhìn lại 50 năm qua, chúng ta cần phải có những luận giải khẳng định đề tài LLVT-CTCM đã được khai thác và tạo nên một di sản VHNT vô cùng đồ sộ và có giá trị lớn lao. Những tác phẩm VHNT không chỉ có ý nghĩa trong nước mà còn giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về cuộc CTCM và hình ảnh con người Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu đã được khẳng định, đời sống VHNT nói chung, đề tài LLVT-CTCM nói riêng sau năm 1975 chắc chắn vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Một số tham luận đi sâu lý giải tại sao số lượng tác phẩm VHNT tuy nhiều, song còn ít tác phẩm xứng với tầm vóc chiến công, sự hy sinh to lớn của quân và dân ta trong các cuộc chiến tranh giải phóng bảo vệ Tổ quốc? Tại sao văn nghệ sĩ chưa thực sự tâm huyết, gắn bó với hình ảnh người chiến sĩ hôm nay?

Điều đáng ghi nhận là xuất hiện của nhiều tham luận đề xuất một số giải pháp, hướng đi cho VHNT về đề tài LLVT-CTCM. Tất nhiên, nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn chính là tài năng, tâm huyết, trách nhiệm lớn lao của văn nghệ sĩ. Các văn nghệ sĩ sẽ phải làm gì để khai phóng, mở những lối đi mới cho đề tài chưa bao giờ cũ này? Để có tác phẩm đỉnh cao, nhất thiết cần có những tài năng lớn. Công việc của các cơ quan liên quan và rộng ra là toàn xã hội chính là kiến tạo môi trường sáng tác, hỗ trợ để văn nghệ sĩ cống hiến, phát huy hết tài năng, lan tỏa sáng tác một cách sâu rộng.

PV: Từ nội dung hội thảo, liệu chúng ta có thể hình dung về “bức tranh” tương lai về đề tài LLVT-CTCM không?

Đại tá, nhà văn Phạm Văn Trường: Lâu nay, giới văn nghệ nhận định đề tài LLVT-CTCM là “siêu đề tài” với hàm ý không chỉ là một đề tài chủ đạo của VHNT cách mạng mà còn là “trữ lượng” để văn nghệ sĩ khai thác không bao giờ vơi cạn.

Các tham luận gửi đến hội thảo đều cho rằng: Sẽ có nhiều tác phẩm trong tương lai về đề tài LLVT-CTCM ra đời. Mấu chốt vẫn là câu chuyện số lượng phải đi đôi với chất lượng, trong đó cần ưu tiên chất lượng lên hàng đầu. Nhìn chung, cần có một chiến lược phát triển dài hạn, giải pháp đồng bộ mới mong sự phát triển tích cực. Với những ngành nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh... nếu chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước là không đủ, ở đây chưa nói đến số lượng mà còn là chất lượng. Không loại trừ việc cần có những cơ chế hợp tác, cách thức để huy động nguồn lực đầu tư xã hội hóa. Ngoài ra, chúng ta cần phải nghiên cứu cách thức để phát hành, quảng bá để tác phẩm về đề tài LLVT-CTCM đến gần với công chúng, nhất là thế hệ trẻ.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

TRẦN HOÀNG HOÀNG (thực hiện)

Tin mới

Cảnh giác với các hội, nhóm tuyên truyền, sử dụng, mua bán trang phục lính ngụy trên không gian mạng
Cảnh giác với các hội, nhóm tuyên truyền, sử dụng, mua bán trang phục lính ngụy trên không gian mạng

Thời gian qua, nhiều bài viết, hình ảnh được đăng tải trên các hội, nhóm, trang mạng xã hội của một số người sử dụng, mua bán trang phục lính ngụy gây khó chịu, phản cảm cho người đọc, người nhìn và bức xúc trong dư luận.

Vụ ngộ độc rượu: 1 người tử vong, 5 người được cứu
Vụ ngộ độc rượu: 1 người tử vong, 5 người được cứu

Liên quan đến vụ ngộ độc rượu khiến 6 người nhập viện cấp cứu, chiều 1-4, Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh thông tin, nạn nhân P.N.Q.K. (25 tuổi, ở tỉnh Tiền Giang) đã tử vong.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Nhà vua Vương quốc Bỉ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Nhà vua Vương quốc Bỉ

Ngày 1-4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.

Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước ngày 6-4
Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước ngày 6-4

Ngày 1-4, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật đã họp phiên thứ 5, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Lê Thành Long, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.

Thúc đẩy hợp tác khoa học, nghiên cứu và đào tạo giữa Việt Nam và Bỉ
Thúc đẩy hợp tác khoa học, nghiên cứu và đào tạo giữa Việt Nam và Bỉ

Ngày 1-4, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Nhà Vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ, đoàn Bộ trưởng - Thủ hiến Bỉ cùng lãnh đạo các đại học, cơ quan nghiên cứu đã có chuyến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).

Động đất tại Myanmar: “Phép màu” sau 91 giờ bị vùi lấp dưới đống đổ nát
Động đất tại Myanmar: “Phép màu” sau 91 giờ bị vùi lấp dưới đống đổ nát

Lực lượng cứu hộ tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar đã giải cứu thành công một phụ nữ 63 tuổi vào sáng 1-4, sau 91 giờ bị chôn vùi dưới đống đổ nát.