• Click để copy

Nút thắt cho thanh khoản vốn

Niềm tin bị lung lay nên tài sản dù bán giá rẻ, nhà đầu tư vẫn khó tìm người mua. Theo các chuyên gia, những chính sách hỗ trợ thanh khoản chính là điểm cốt yếu để lấy lại sự hi vọng cho các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu.

Thị trường chứng khoán liên tục giảm sâu trong thời gian vừa qua do nhiều thông tin về rủi ro tắc nghẽn thanh khoản trên thị trường vốn. Những chính sách hỗ trợ thanh khoản chính là điểm cốt yếu để lấy lại niềm tin trên thị trường trái phiếu nói chung và thị trường tài chính nói riêng từ giới đầu tư.

Thống kê từ VBMA, tính đến ngày 21/10, 142.458 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được mua lại trước hạn, chiếm khoảng 11,8% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp cưới 2021. Từ đó, tác động đến dư nợ đáo hạn năm 2023 và 2024, giảm xuống lần lượt ở mức 350.000 và 370.000 tỷ đồng.

Những chính sách hỗ trợ thanh khoản chính là điểm cốt yếu để lấy lại niềm tin trên thị trường trái phiếu nói chung và thị trường tài chính nói riêng từ giới đầu tư. Ảnh minh họaNhững chính sách hỗ trợ thanh khoản chính là điểm cốt yếu để lấy lại niềm tin trên thị trường trái phiếu nói chung và thị trường tài chính nói riêng từ giới đầu tư. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn đang dần mất niềm tin, nhiều lo ngại được đưa ra rằng đây là những con số ‘quá sức’ với nhiều doanh nghiệp, khả năng đảo nợ trái phiếu thành công thấp.

Đâu là giải pháp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp được ổn định, gỡ vướng cho thanh khoản trên thị trường?

Niềm tin suy giảm khiến thanh khoản tắc nghẽn

Nhận định về lý do thanh khoản trên thị trường trái phiếu và thị trường đang bị sụt giảm nhanh chóng, ông Cao Minh Hoàng - Giám đốc Đầu tư IPAAM đã chia sẻ trong Talkshow ‘Chọn danh mục’ do Bào Đầu tư tổ chức rằng: Vấn đề tăng trưởng vốn trong trung và dài hạn sẽ bị ảnh hưởng do tâm lý nhà đầu tư đang lung lay trước nhiều rủi ro khó lường.

Nói riêng về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, những vụ việc xử lý vi phạm các tập đoàn lớn đã tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư, khiến thanh khoản của thị trường trái phiếu bị ảnh hưởng.

Ông Hoàng cũng đưa ra thống kê rằng lượng trái phiếu sắp đáo hạn trong tháng 11 và 12 sắp tới có thể lên tới vài chục ngàn tỷ đồng (trừ các ngân hàng). Lượng trái phiếu đáo hạn còn cao hơn như vậy khi bước sang quý I/2023.

Trong thời gian tới, theo kế hoạch thì lượng tiền được bơm ra bởi ngân hàng nhà nước tiếp tục tăng trưởng, room tín dụng sẽ được mở lại vào khoảng tháng 1 năm sau để cấp vốn cho toàn nền kinh tế. Trong tháng 11 và tháng 12 sắp tới, thời điểm cuối năm và cận tết thì thanh khoản trên toàn hệ thống có phần giảm sút.

Đồng tình với quan điểm của ông Cao Minh Hoàng thì ông Mai Cường, Phó Giám đốc Khối phát triển kinh doanh, PVI AM cho rằng: thanh khoản thị trường đang gặp khó khi dòng tiền bị rút qua các kênh đầu tư khác và niềm tin nhà đầu tư bị lung lay.

Từ việc thị trường cổ phiếu bị suy giảm, các vấn đề giải chấp thường xuyên xảy ra như một hiệu ứng domino. Tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản, vậy nên khi bất động sản giảm giá, các nhà đầu tư phải bổ sung tài sản đảm bảo. Trong khi đó, thanh khoản thị trường hiện tại lại kém, nên nhà đầu tư dù bán bất kỳ tài sản nào cũng phải ở mức rất rẻ. Tuy vậy, tìm người mua vẫn tương đối khó.

Từ kinh nghiệm của một nhà quản lý quỹ, ông Cường nhận định rằng thanh khoản về cuối năm thông thường khá căng thẳng từ các hệ thống ngân hàng đến các quỹ đầu tư và công ty chứng khoán.

Ông Cường cũng đưa ra kịch bản trung lập cho thị trường cuối năm, khi mà các chính sách điều hành vĩ mô từ nhà nước được đưa ra thì thị trường sẽ bình ổn trở lại trong khoảng 1 tháng tới, hiện tượng bán tháo cũng dừng lại. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số yếu tố có thể tác động đến thị trường như sự leo thang của vấn đề lãi suất và tỷ giá.

Hướng đi cho việc gỡ khó thanh khoản

Để gỡ rối thị trường ở thời điểm hiện tại, ông Mai Cường nhấn mạnh vào vấn đề xử lý khủng hoảng niềm tin trên thị trường. Còn các yếu tố vĩ mô chỉ là tác động dài hạn.

Việc nhà đầu tư hoảng loạn chỉ tiếp tục khiến hiệu ứng domino lan rộng, làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Bởi vậy, việc bình tĩnh và đánh giá lại các khoản đầu tư của mình là điều thiết yếu mà nhà đầu tư nên làm lúc này.

Trước đó vào năm 2011, thanh khoản trên thị trường cũng có phần bị giảm sút do ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại mua vào lượng lớn các tín phiếu, khiến thanh khoản toàn hệ thống sụt giảm để kiềm chế lạm phát.

Bây giờ, việc kiềm chế lạm phát cũng đang được đặt lên hàng đầu nên vấn đề thanh khoản chưa phải quá cạn kiệt. Tuy nhiên, cùng với một số yếu tố phát sinh khác trong tháng 10 vừa qua, vòng quay tài sản có phần chậm lại, từ đó thanh khoản có một cú hẫng sụt xuống.

Nêu giải pháp, ông Hoàng đã dẫn theo đề xuất của Hiệp hội BĐS miền Nam là nên có một room tín dụng khoảng 1-2% được cấp bổ sung cho giai đoạn cuối của năm 2022. Từ đó, giải quyết khá êm thấm vấn đề thanh khoản trên thị trường vốn trong thời điểm hiện tại.

Cơ quan quản lý cũng cần cân đối lại những mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô, ưu tiên kiềm chế lạm phát và vấn đề tỷ giá là điều rất quan trọng.

Gỡ rối từ kinh nghiệm của thị trường trái phiếu quốc tế

Hiện quy mô thị trường trái phiếu ở Việt Nam là 17% GDP, trong khi của Malaysia là 57% GDP còn các thị trường khu vực đều trên 25% GDP.

Xét trên tỷ lệ trên GDP thì quy mô thị trường trái phiếu của nước ta còn rất nhiều tiềm năng phát triển, nhận định từ ông Cao Minh Hoàng. Đây là một kênh hấp dẫn để huy động nguồn vốn trong dân một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ thị trường trái phiếu của chúng ta còn tương đối non trẻ nên những bước đi đầu tiên này cần được sự dìu dắt và nâng đỡ kỹ càng từ cơ quan quản lý.

Ông Cường đưa ra hai quan điểm cho vấn đề này. Đầu tiên, một số thị trường quốc tế thường lập ra các quỹ bình ổn trái phiếu, nhưng Việt Nam vẫn chưa có quỹ như vậy chưa có trên thị trường, chưa có cơ quan quản lý nào hay một tổ chức nào đứng ra để thành lập các quỹ này. Chúng ta nên nghiên cứu dần các mô hình áp dụng trong tương lai, để thị trường có kênh thanh khoản tốt khi gặp các biến động lớn trên thị trường.

Thứ hai, cần nhận định rõ các khoản đầu tư của từng chủ thể tham gia thị trường và cần chịu trách nhiệm trên khoản đầu tư đó. Người đầu tư cần nắm rõ thông tin và hiểu rõ khoản đầu tư của chính mình.

Bên cạnh đó, cần chú trọng đến vấn đề thông tin minh bạch của thị trường nước ta. Trong giai đoạn vừa qua, từ tháng 9, 10, các tin đồn nổ ra liên tiếp khiến nhà đầu tư hoang mang, không phân biệt được thật giả.

Cuối cùng, chuyên gia nhận định: "Do đó tính minh bạch của thông tin là cần thiết, các cơ quan quản lý sẽ là người ra các thông tin chính thống trên thị trường, đồng nghĩa các nhà phát hành phải có thông tin chính thống để nđt có thể an tâm hơn, qua đó mới có sự phát triển bền vững được. Khi niềm tin đã quay trở lại thì tôi nghĩ rằng mọi thứ sẽ quay trở lại".

Hồng Nhung (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng - Bài 2: Hiểm họa từ AI
Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng - Bài 2: Hiểm họa từ AI

Lừa đảo trực tuyến đang trở nên tinh vi hơn khi tội phạm mạng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Đã có nhiều người dùng mạng xã hội bị các đối tượng lừa đảo bằng những hình ảnh, video được tạo từ Deepfake, Deepvoice-là những công nghệ ứng dụng AI để tạo hình ảnh, video âm thanh giả mạo giống như thật khiến người dùng khó phân biệt...

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng-Bài 1: Muôn kiểu lừa đảo
Ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua không gian mạng-Bài 1: Muôn kiểu lừa đảo

LTS: Thời gian qua, tình hình tội phạm lợi dụng không gian mạng, sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng liên tục thay đổi "kịch bản", thủ đoạn ngày càng tinh vi, hoạt động có tổ chức, gây thiệt hại lớn về tài sản, đồng thời tạo bất ổn, bức xúc trong dư luận nhân dân. Đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này là nhiệm vụ đang đặt ra cấp thiết.

Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động
Khắc họa hình tượng Bộ đội Cụ Hồ qua tranh cổ động

Sau 4 tháng tổ chức phát động (từ ngày 29-3 đến 30-7-2024), Ban tổ chức Cuộc vận động sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân nhận được 1.394 tác phẩm của 728 tác giả trong cả nước tham gia.

Luôn giương cao cờ Tổ quốc
Luôn giương cao cờ Tổ quốc

Vở kịch nói “Vì Tổ quốc” do hai tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật là Đào Hồng Cẩm và Xuân Đức viết chung, lấy bối cảnh mặt trận Vĩnh Linh (Quảng Trị) năm 1967, được đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Tiến Dũng dàn dựng truyền cảm hứng tới người xem về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024
Khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024

Tối 12-11, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan sân khấu TP Hồ Chí Minh lần I, năm 2024.

Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi
Tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi

Sáng 12-11, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”.