• Click để copy

Pháp mất dần ảnh hưởng ở "lục địa đen"

Châu Phi là khu vực có tầm quan trọng chiến lược với Pháp, nhưng quốc gia này lại đang mất dần chỗ đứng ở "lục địa đen". Điều này đã được các nghị sĩ Pháp khẳng định trong bức thư gửi Tổng thống Emmanuel Macron mới đây.

Theo Le Figaro, trong bức thư gửi Tổng thống Macron, nhóm 94 nghị sĩ Pháp đã bày tỏ sự không hài lòng với những thất bại trong chính sách châu Phi của Pháp. Các thượng nghị sĩ cáo buộc tâm lý chống Pháp gia tăng tại "lục địa đen" là kết quả của việc Paris không hợp tác thành công với các nước trên các mặt trận quân sự, chính trị và văn hóa.

Mối quan hệ giữa Pháp và các quốc gia châu Phi vốn là thuộc địa cũ đã chững lại trong những năm gần đây, với việc Paris ngày càng mất dần ảnh hưởng ở khu vực. Sau 9 năm chiến đấu chống chủ nghĩa thánh chiến ở Sahel, tháng 2 năm ngoái, Pháp buộc phải thông báo rút quân khỏi Mali. Quyết định rút quân được đưa ra do những bất đồng giữa Pháp với chính quyền quân sự Bamako sau cuộc đảo chính tháng 5-2021. Thời gian qua, Paris cũng đã rút quân khỏi Cộng hòa Trung Phi và Burkina Faso.

Cùng với sự co hẹp của quân đội Pháp tại châu Phi, Paris cũng đối mặt với những khó khăn trong tiến trình cải thiện quan hệ với các quốc gia ở khu vực. Trong bức thư gửi Tổng thống Macron, các chính trị gia Pháp nêu rõ sự thất bại của Chiến dịch Barkhane (chiến dịch chống thánh chiến của Pháp tại Sahel) đã khiến quân đội nước này không còn được chào đón và phong trào bài xích các doanh nghiệp Pháp cũng xuất hiện. Bức thư cho hay: “Phong trào này ở khu vực châu Phi cận Sahara đang lan rộng với các cuộc biểu tình và hành động chống Pháp ngay cả ở những quốc gia được cho là gần gũi với Paris, chẳng hạn như Bờ Biển Ngà hoặc Senegal”.

Pháp mất dần ảnh hưởng ở
Tổng thống Emmanuel Macron phát biểu tại Điện Élysée hồi tháng 2-2023, trước chuyến thăm các nước Trung Phi. Ảnh: AP 

Ngoài thái độ chống Pháp gia tăng rõ rệt, quan hệ kinh tế của cường quốc châu Âu với "lục địa đen" cũng suy giảm nghiêm trọng. Trong 20 năm qua, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Pháp và châu Phi đã giảm một nửa, chỉ còn chưa đầy 30 tỷ USD, chưa bằng 50% của Đức, trong khi con số này của Trung Quốc là 255 tỷ USD.

Châu Phi vốn luôn là một trong những khu vực ảnh hưởng truyền thống của Pháp trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là tại khu vực Tây Phi và vùng Sahel. Sách trắng về quốc phòng của Pháp vài năm qua luôn coi châu Phi là khu vực có tầm quan trọng chiến lược lớn thứ hai với nước Pháp, chỉ sau châu Âu. Vì thế, việc duy trì quan hệ tốt, bảo vệ được vai trò của Pháp trong quan hệ với các quốc gia châu Phi luôn là một trong những ưu tiên đối ngoại hàng đầu của chính quyền Tổng thống Macron. Thế nhưng, trong vài năm trở lại đây, quan hệ giữa Pháp với nhiều quốc gia châu Phi vốn là thuộc địa cũ không những không được cải thiện mà còn xấu đi.

Đã có rất nhiều tranh luận, phân tích trong giới quan chức, học giả Pháp về việc tại sao ảnh hưởng của Pháp tại châu Phi ngày càng suy giảm, kể cả tại các quốc gia vốn có truyền thống nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp. Giới chức lãnh đạo Pháp gần đây đề cập nhiều đến sự cạnh tranh của các cường quốc khác như Trung Quốc, Nga và kể cả Mỹ, Đức để giải thích cho việc các nước châu Phi bị kéo khỏi tầm ảnh hưởng của Pháp.

Tuy nhiên, một nguyên nhân cốt lõi được các chuyên gia nhận định là người dân một số quốc gia châu Phi vẫn mang tâm lý chống Pháp từ thời kỳ thực dân trước đây. Thậm chí, ở một số quốc gia, Pháp còn bị xem như là một nhân tố cản trở tiến trình dân chủ ở quốc gia đó, khi luôn duy trì liên hệ mật thiết với các chính quyền nắm giữ quyền lực lâu năm hay các lực lượng quân sự. Do vậy, việc thay đổi căn bản nhận thức của các chính phủ và người dân châu Phi về sự hiện diện quân sự của Pháp là điều đã được giới chức nước này đặc biệt quan tâm. Trong bức thư gửi Tổng thống Macron, 94 nghị sĩ Pháp đã kêu gọi Tổng thống đánh giá lại các chính sách của Chính phủ Pháp ở châu Phi, nhằm sửa chữa những hiểu lầm về vai trò và sự hiện diện của Paris ở khu vực này.

Bên cạnh đó, Pháp cũng cần có những động thái thuyết phục các nước châu Phi tin tưởng vào một tương lai hợp tác thực sự bình đẳng và có lợi, không chỉ về kinh tế mà còn về quốc phòng, an ninh, qua đó xóa bỏ những định kiến về Chính sách "châu Phi của nước Pháp" (Françafrique) kéo dài nhiều thập niên. Đây là tiền đề để Pháp từng bước khôi phục lại mối quan hệ tốt đẹp cũng như vai trò, vị thế tại châu Phi.

BẢO CHÂU

Bài liên quan

Tin mới

Tăng thuế để giảm tiếp cận với rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường của người dân
Tăng thuế để giảm tiếp cận với rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường của người dân

Sáng 20-9, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo “Sự cần thiết tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe”.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3

Ngày 20 tháng 9 năm 2024, đoàn công tác của Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần làm việc của công chức, người lao động tại đơn vị khi Yên Bái vừa trải qua ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3 (Yagi).

Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn
Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, quận, huyện xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.

Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai
Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai): Nâng cao khả năng ứng phó sự cố thiên tai

Ngày 20-9, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai.

Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển
Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển

Theo trang web chính thức của Thủ tướng Australia, ngày 20-9, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đến Mỹ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ với các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản diễn ra ngày 21-9.

Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan
Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan

Sáng 20-9, trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc đã sơ tán 112.000 người trong bối cảnh nhiều khu vực hứng chịu mưa lớn kỷ lục do ảnh hưởng của bão Pulasan.