• Click để copy

Phát huy giá trị tổ hợp công trình văn hóa đa năng, hiện đại

Được đầu tư xây dựng và mới đưa vào hoạt động, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tạo sức hút lớn đối với khách tham quan. Công trình là một thiết chế văn hóa đa năng, tổng hợp, hiện đại, đặc biệt quan trọng, tiêu biểu của Quân đội và quốc gia; phản ánh toàn diện, sâu sắc về di sản văn hóa quân sự Việt Nam qua các thời đại, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử quân sự cho bộ đội và nhân dân.

Trải nghiệm sống động về lịch sử quân sự

Một ngày đón hơn 40.000 lượt khách là con số kỷ lục từ trước đến nay, chưa có bảo tàng nào trong cả nước đạt được. Thông tin đó được Đại tá Lê Vũ Huy, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chia sẻ với chúng tôi sau khi tổng hợp lượng khách đến tham quan Bảo tàng vào ngày 10-11. Kể từ tháng 11-2024, Bảo tàng mở cửa đón khách, mỗi ngày có hàng vạn du khách đến tham quan. Số lượng khách ấn tượng đã khẳng định sức hút rất lớn từ công trình có kiến trúc hiện đại, trưng bày nhiều hiện vật có giá trị.

Trước đây, hình ảnh Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam bên cột cờ Hà Nội đã trở nên quen thuộc đối với du khách trong nước và quốc tế khi đến với Thủ đô Hà Nội. Đến nay, Bảo tàng được xây mới trên diện tích 38,66ha, tại km6+500 đại lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ và Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội). Bảo tàng hình cánh cung với hệ cột xiên có góc nghiêng khác nhau. Tòa nhà chính có 4 tầng nổi và 1 tầng hầm cao 34m, diện tích xây dựng 23.198m2, tổng diện tích sàn 64.640m2.

Phát huy giá trị tổ hợp công trình văn hóa đa năng, hiện đại
Giới thiệu hiện vật trưng bày ngoài trời trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh THƯ NGỌC 

Trực tiếp thông tin tới đoàn khách tham quan, Thượng úy Phạm Đăng Tuấn Linh, Trợ lý Tuyên truyền giáo dục giới thiệu: “Điểm nhấn công trình là tháp Chiến thắng cao 45m, với ý nghĩa nước Việt Nam giành độc lập năm 1945. Tháp có hình các ngôi sao 5 cánh xếp chồng lên nhau. Theo lối vào tòa nhà trưng bày là không gian đại sảnh giới thiệu bảo vật quốc gia máy bay MiG-21 số hiệu 4324 bắn rơi 14 máy bay Mỹ, được trưng bày bằng giải pháp treo là điểm nhấn đặc biệt với khách tham quan. Từ đại sảnh, du khách có thể tham quan 6 chủ đề trưng bày ở tầng 1 theo vòng tròn khép kín”.

Rất nhiều công chúng ấn tượng đối với các hiện vật vũ khí khối lớn ngoài trời được sắp xếp có hệ thống ở hai bên tòa nhà. Một bên trưng bày vũ khí của Quân đội nhân dân Việt Nam như: Xe tăng T-34, Xe tăng T-54, các loại pháo phòng không, máy bay... Bên đối diện trưng bày các loại vũ khí, trang bị là những chiến lợi phẩm thu được của địch như: Máy bay cường kích A-37, “thần sấm” F-105, “ngựa thồ” C-130, trực thăng vận tải CH-47, “vua chiến trường” pháo 175mm...

Không quản vất vả, vượt hàng nghìn ki-lô-mét từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội, Đại tá Phạm Công Chững, nguyên cán bộ Ban nghiên cứu khoa học quân sự, Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh bày tỏ: “Đến đây, tôi thực sự xúc động khi được ngắm những bảo vật quốc gia, trong đó có chiếc xe tăng T-54B số hiệu 843. Bảo tàng là một công trình đồ sộ, hiện đại. Mỗi hiện vật ẩn chứa trong đó câu chuyện lịch sử riêng, khi tìm hiểu mới thấy ý nghĩa sâu sắc”.

Với hàng nghìn hình ảnh, hiện vật trưng bày, kết hợp với công nghệ hiện đại, Bảo tàng mang đến cho công chúng trải nghiệm sống động về lịch sử quân sự và truyền thống dựng nước, giữ nước trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Khai thác hiệu quả giá trị công trình

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hoàn thành giai đoạn 1 là một tổ hợp công trình kiến trúc đa năng, hiện đại, mang bản sắc dân tộc và truyền thống quân sự Việt Nam, sử dụng công nghệ thích ứng của một bảo tàng hiện đại có tầm vóc ở khu vực và quốc tế.

Hiện tại công tác trưng bày, giới thiệu hiện vật, được tổ chức khoa học, phong phú, ứng dụng công nghệ tiên tiến của bảo tàng quốc tế như: Sa bàn 3D mapping, media tư liệu ảnh, trưng bày tạo điểm nhấn cho hiện vật... Các ứng dụng trên nhằm phản ánh toàn diện lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc Việt Nam, sự hình thành và phát triển của các LLVT nhân dân, nòng cốt là Quân đội nhân dân Việt Nam trong các thời kỳ cách mạng của đất nước. Cùng với đó, hơn 60 video clip, giới thiệu các chiến dịch, trận đánh và nhân vật lịch sử mang đến cho công chúng tham quan, trải nghiệm hoàn toàn mới.

Trung tá QNCN Nguyễn Thị Lan Hương, Trưởng phòng Tuyên truyền giáo dục cho biết: “Trong giai đoạn 2, công trình tiếp tục triển khai trưng bày 8 chuyên đề, 7 sưu tập, 12 chuyên ngành quân sự; phục dựng công trình quân sự tiêu biểu; tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, không gian trải nghiệm ngoài trời; không gian sáng tạo; du lịch sinh thái; khu vui chơi trẻ em và khu dịch vụ cho khách tham quan”.

Phát huy giá trị tổ hợp công trình văn hóa đa năng, hiện đại
Đoàn Đại học quốc phòng Australia tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh ĐỨC ANH

Khi hoàn thành toàn bộ các hạng mục, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một thiết chế văn hóa đa năng, tổng hợp, đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn, hiện đại, tiên tiến, phản ánh toàn diện, sâu sắc về di sản văn hóa quân sự Việt Nam qua các thời đại. Để Bảo tàng xứng tầm là trung tâm văn hóa, khoa học, thông tin của quốc gia, đáp ứng nhu cầu về giáo dục, học tập, thụ hưởng văn hóa, du lịch ngày càng cao của nhân dân trong nước và quốc tế, việc khai thác và vận hành công trình cần tiến hành đồng bộ. Trước mắt đối với hoạt động tham quan trải nghiệm, Bảo tàng đưa hệ thống màn hình tra cứu thông tin, thuyết minh tự động và mã QR tra cứu thông tin hiện vật giúp du khách thuận tiện trong quá trình tham quan.

Đặc biệt sức hấp dẫn của Bảo tàng đã thu hút lớn lượng khách đến tham quan. Do đó, công tác tổ chức đón tiếp gặp những khó khăn nhất định. Đại tá Lê Vũ Huy cho biết: “Để phát huy giá trị công trình cũng như tổ chức tốt việc đón tiếp du khách, Bảo tàng trước mắt phối hợp với LLVT, các tổ chức chính trị trên địa bàn quận Nam Từ Liêm giúp tăng cường lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ việc đón tiếp hiệu quả, bảo đảm an ninh an toàn cho khách tham quan và hiện vật trưng bày. Cán bộ, nhân viên của Bảo tàng nỗ lực hết mình với tinh thần phục vụ cao nhất để quảng bá công trình trọng điểm của Quân đội, lan tỏa di sản văn hóa quân sự Việt Nam, hình ảnh cao đẹp về Bộ đội Cụ Hồ tới đông đảo công chúng và bạn bè quốc tế”.

ĐỨC NAM

Tin mới

Quảng Bình: Đấu tranh thành công chuyên án, thu giữ 12kg cần sa khô
Quảng Bình: Đấu tranh thành công chuyên án, thu giữ 12kg cần sa khô

Ngày 16-4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình thông tin, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng liên quan đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam.

Cơ sở y tế cấp quận, huyện, phường, xã sắp xếp như thế nào sau sáp nhập?
Cơ sở y tế cấp quận, huyện, phường, xã sắp xếp như thế nào sau sáp nhập?

Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn định hướng​, sắp xếp, tổ chức lại cơ sở y tế tại đơn vị hành chính các cấp, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4

Chiều 16-4, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khai mạc.

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt 100 điển hình tiêu biểu Chương trình Việc tử tế
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt 100 điển hình tiêu biểu Chương trình Việc tử tế

Chiều 16-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp mặt thân mật 100 đại biểu đại diện cho các điển hình tiêu biểu trong Chương trình Việc tử tế của Đài Truyền hình Việt Nam.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng: Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền các cấp gần dân, sát dân, quản trị hiện đại
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng: Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền các cấp gần dân, sát dân, quản trị hiện đại

Sáng 16-4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề “Về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; sửa đổi, bổ sung các quy định thi hành Điều lệ Đảng; Chỉ thị sửa đổi Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14-6-2024 và Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18-1-2025 của Bộ Chính trị khóa XIII về đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030”.

Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn họp triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025
Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn họp triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025

Thực hiện Kế hoạch số 45/KH-BCĐ ngày 26/3/2025 của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Lạng Sơn, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025; Kế hoạch số 41/KH-SCT ngày 31/3/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn Kế hoạch thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 thuộc lĩnh vực ngành Công thương quản lý. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch số 160/KH-QLTT ngày 8/4/2025 về triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.