• Click để copy

Phim truyện đề tài chiến tranh, không thể đầu tư ngắt quãng

Đề tài chiến tranh Việt Nam là đề tài lớn, xuyên suốt, một dòng chảy liên tục trong sự phát triển của điện ảnh Việt Nam cả trong thời kỳ chiến tranh và hòa bình.

Trong không khí cả nước đã và đang có rất nhiều hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, những người làm điện ảnh nước nhà đã hội tụ để bàn về vấn đề “Di sản phim truyện chiến tranh của điện ảnh Việt Nam: Giá trị nghệ thuật, lưu trữ, khai thác và phổ biến trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là chương trình Hội thảo khoa học do Viện phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa tổ chức.

Đề tài chiến tranh-mảnh đất “màu mỡ”

Không ít tác phẩm đề tài chiến tranh đã trở thành những bộ phim kinh điển, như: Chung một dòng sông, Nổi gió, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Cánh đồng hoang, Biệt động Sài Gòn, Hà Nội 12 ngày đêm, Giải phóng Sài Gòn, Đừng đốt, Mùi cỏ cháy… đã góp phần truyền thông điệp về tình yêu quê hương, lòng dũng cảm và tinh thần bất khuất vì độc lập tự do, thể hiện sức mạnh của quân và dân Việt Nam.

Phim truyện đề tài chiến tranh, không thể đầu tư ngắt quãng
Cảnh trong phim "Em bé Hà Nội:. Ảnh tư liệu

PGS, TS Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho biết: Trong tiến trình hình thành và phát triển của điện ảnh cách mạng Việt Nam, đề tài chiến tranh đã trở thành mảnh đất để các nghệ sĩ điện ảnh khai thác những nội dung phong phú, đa dạng qua rất nhiều bộ phim truyện Việt Nam nổi tiếng. Gắn với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, những thước phim tài liệu ghi lại trực tiếp những trận chiến đấu là những minh chứng hùng hồn cho hơn 30 năm kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ hy sinh của quân và dân ta, đồng thời trở thành chất liệu sinh động, khơi nguồn cảm hứng cho muôn vàn những ý tưởng được ấp ủ, thai nghén cho những tác phẩm phim truyện điện ảnh.

GS, TS Trần Thanh Hiệp, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cho rằng: Khi xem lại bộ phim “Đường về quê mẹ” có thể thấy, các nhân vật cùng chung vai sát cánh trên con đường giải phóng đều mang tính đại diện, người miền Bắc, người miền Nam, người dân tộc, người mẹ trong phim được lựa chọn không phải là sự ngẫu nhiên. Tính cách nhân vật có thể khác nhau nhưng tất cả chung nhau một khát vọng, một ý chí thống nhất, một quyết tâm giải phóng quê hương, đất nước. Trong các bộ phim đề tài chiến tranh Việt Nam được làm từ thời kỳ chiến tranh thì chức năng tuyên truyền rất được coi trọng.

Kể từ năm 1959 với bộ phim truyện Việt Nam đầu tiên “Chung một dòng sông” của đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân, cho đến sau này, đề tài phim chiến tranh đã và vẫn là dòng phim chủ đạo phản ánh sinh động cuộc sống, chiến đấu của quân và dân ta, phục vụ tuyên truyền, nâng cao dân trí, góp phần tích cực cổ vũ tinh thần yêu nước, dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cứu nước của dân tộc.

Phim truyện đề tài chiến tranh, không thể đầu tư ngắt quãng
Phim truyện đề tài chiến tranh, không thể đầu tư ngắt quãng
NSƯT Thanh Loan trong phim “Biệt động Sài Gòn’’. Ảnh nhân vật cung cấp 

Theo ông Huỳnh Công Khôi Nguyên, Giám đốc Nhà Văn hóa Điện ảnh tại thành phố Hồ Chí Minh (Viện Phim Việt Nam): Phim truyện đề tài chiến tranh là một phần rất quan trọng trong di sản điện ảnh cách mạng Việt Nam. Tuy ra đời muộn hơn so với nhiều lĩnh vực khác, nhưng điện ảnh cách mạng Việt Nam luôn gắn chặt với số phận và lịch sử của con người, đất nước Việt Nam. Soi chiếu suốt chiều dài hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hay cả khi đất nước hòa bình, có thể thấy, điện ảnh cách mạng Việt Nam luôn bám sát, phản ánh sinh động cuộc sống, chiến đấu của quân và dân ta. Các bộ phim đề tài chiến tranh đã trở thành vũ khí, công cụ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao dân trí, góp phần tích cực cổ vũ tinh thần yêu nước, chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cứu nước của quân và dân ta.

Trong mắt bạn bè khu vực và quốc tế, cảm nhận về điện ảnh Việt Nam suốt một thời gian dài vẫn là những bộ phim gắn liền với đề tài chiến tranh. Một số bộ phim khai thác mảng đề tài này dù ở khía cạnh trực tiếp hay gián tiếp đã nhận được sự đánh giá cao của công chúng. Những bộ phim như: Cánh đồng hoang, Bao giờ cho đến tháng Mười… cho đến nay vẫn là những bộ phim hay được nhắc đến nhiều khi nói đến điện ảnh Việt Nam nói chung và dòng phim về đề tài chiến tranh nói riêng.

Làm thế nào để khơi thông “điểm nghẽn”?

PGS, TS Đỗ Lệnh Hùng Tú cho rằng, để khơi thông “điểm nghẽn” trong hoạt động khai thác phổ biến phim, với cơ chế hiện nay, Nhà nước mới chỉ đầu tư cho việc sản xuất phim nói chung và phim truyện điện ảnh về đề tài chiến tranh nói riêng mà chưa đầu tư cho việc khai thác, phổ biến phim. Trong khi đó, giờ đây hệ thống rạp chiếu bóng với thiết bị chiếu hình ảnh rõ nét và âm thanh hiện đại thuộc sở hữu tư nhân hoặc các đối tác nước ngoài. Bởi thế, bất cứ chủ phim nào muốn mang phim đến khai thác cũng phải trả tiền quảng cáo, tiền thuê rạp... Ngoài ra, phải chấp nhận sự cạnh tranh sòng phẳng, khi phim ít khách sẽ buộc phải bị loại ra để dành chỗ cho các bộ phim đông khán giả.

Theo PGS, TS Đỗ Lệnh Hùng Tú, có một thực tế là, đa số các bộ phim do Nhà nước đặt hàng đều thường xuyên lỗ vốn do quá ít người xem. Ngoài lý do nội dung kén khách thì nguyên nhân nữa là do không có kinh phí quảng cáo nên người xem không biết đến.

Những bộ phim do Nhà nước đặt hàng thường sau một vài buổi chiếu ra mắt, hoặc một đợt chiếu ngắn phục vụ chính trị nhân dịp kỷ niệm ngày lễ rồi cất vào kho.

Theo ông Huỳnh Công Khôi Nguyên, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần sớm xem xét điều chỉnh, bổ sung những quy định để tạo điều kiện hợp pháp, dành nguồn lực cho việc tiếp cận và mở rộng quyền khai thác, phổ biến đối với tư liệu điện ảnh; nhất là tư liệu điện ảnh chiến tranh cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, ưu tiên hàng đầu là tập trung nguồn lực tổ chức phổ biến, quảng bá trên không gian mạng và các hạ tầng kỹ thuật số. Thông qua đó, sớm xây dựng các kênh thông tin điện tử chuyên biệt, phân loại hệ thống danh mục tư liệu hình ảnh động, phim, tài liệu… một cách khoa học.

PGS, TS Đỗ Lệnh Hùng Tú nêu ý kiến: Đã đến lúc các bộ, ngành có liên quan cần bàn bạc, thay đổi phương thức đầu tư để nâng cao hiệu quả khai thác tài sản có vốn đầu tư công. Và nếu thực sự coi điện ảnh là mũi nhọn của ngành công nghiệp văn hóa, rất cần có sự thống nhất về quan điểm và tìm ra giải pháp khả thi để tối ưu hóa vốn đầu tư nhà nước cho sản xuất và phổ biến phim. Trong đó có những giải pháp như: Kết hợp nguồn công - tư cho sản xuất phim; đổi mới cơ chế, cải tiến thủ tục để hoàn thiện hóa phương thức đầu tư đồng bộ cho cả hoạt động sản xuất, quảng cáo và phát hành phổ biến các phim sử dụng ngân sách; cần quan tâm đặc biệt đến chiến lược tuyên truyền, lan tỏa thông tin về bộ phim…

Để phát triển phim truyện điện ảnh Việt Nam đề tài chiến tranh trong bối cảnh hiện nay cần sự vào cuộc quyết liệt và chỉ khi được nhìn nhận đúng thì mới có các giải pháp hiệu quả và thiết thực, tạo điều kiện cho các dòng phim về đề tài chiến tranh cách mạng phát triển và một môi trường thuận lợi để điện ảnh Việt Nam có thể vươn cao, bay xa.

GIA KHÁNH

Bài liên quan

Tin mới

Sau sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên dự kiến còn 55 đơn vị hành chính cấp xã
Sau sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên dự kiến còn 55 đơn vị hành chính cấp xã

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ 50, khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa diễn ra, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến và thống nhất cao với dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Thái Nguyên từ 172 xuống còn 55 xã, phường (giảm 68,02%) đảm bảo đúng quy định của Trung ương, giảm từ 60 đến 70% đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Nguyên năm 2025 như sau:

200 kiều bào sẽ dự hội nghị thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài
200 kiều bào sẽ dự hội nghị thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài

Từ ngày 26 đến 27-4, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đồng chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm triển khai Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài” tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Kenya
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Kenya

Ngày 17-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Kenya Soipan Tuya nhân dịp Bộ trưởng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14 đến 17-4 tại Hà Nội.

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh

Chiều 17-4, tại Hà Nội, được sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp 2025: Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chứng khoán giảm mạnh ngay khi mở phiên 17-4
Chứng khoán giảm mạnh ngay khi mở phiên 17-4

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, một số mặt hàng của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ phải đối mặt với mức thuế quan lên đến 245%. Thị trường chứng khoán thế giới biến động mạnh trước căng thẳng thuế quan và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không tránh khỏi xu hướng này.

Từ chiều nay, giá xăng giảm về dưới 19.000 đồng/lít
Từ chiều nay, giá xăng giảm về dưới 19.000 đồng/lít

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định giá bán lẻ xăng dầu từ 15 giờ chiều nay (17-4). Theo đó, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít, về dưới 19.000 đồng/lít.