• Click để copy

Quan hệ Nga - NATO “đang xấu đi một cách có chủ ý”

Ngày 4-4, phát biểu với Hãng thông tấn RIA Novosti, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết, mối quan hệ giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang xấu đi “một cách có chủ ý”, và rằng tất cả các kênh đối thoại đã được Washington và Brussels đưa xuống mức “cực kỳ thấp”.

Thứ trưởng Grushko nhận định, cuộc xung đột tại Ukraine có thể vượt ra ngoài ranh giới địa lý do những hành động mạo hiểm của một trong các quốc gia NATO: “Do những hành động mạo hiểm của một vài quốc gia thành viên NATO, cuộc khủng hoảng Ukraine có thể vượt ra ngoài ranh giới địa lý và có quy mô hoàn toàn khác”.

Cũng theo nhà ngoại giao này, tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về khả năng điều quân tới Ukraine cho thấy NATO “sẵn sàng đi theo con đường leo thang xung đột trong bối cảnh Ukraine đang phải chịu thất bại chiến lược trên thực địa”, và tuyên bố của ông Macron là không thể chấp nhận. Moscow lưu ý, Nga không gây ra mối đe dọa cho NATO nhưng sẽ không bỏ qua những hành động có khả năng gây nguy hiểm tới lợi ích của nước Nga.

Trong khi đó, Reuters dẫn lời Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay, NATO đã tham gia vào cuộc xung đột xung quanh Ukraine và tiếp tục mở rộng hạ tầng quân sự về phía biên giới với Nga: “Trên thực tế, mối quan hệ hai bên đã trượt xuống mức đối đầu trực tiếp”.

Quan hệ Nga - NATO “đang xấu đi một cách có chủ ý”
Ngoại trưởng các nước thành viên NATO trong một cuộc gặp tại Brussels (Bỉ) nhân kỷ niệm 75 năm thành lập khối, ngày 3-4. Ảnh: AP 

Cùng ngày, RIA Novosti trích nội dung một bài viết của nhà cựu ngoại giao Mỹ Edward Luttwak đăng trên trang tin UnHerd nhận định, NATO sẽ phải gửi quân đến Ukraine nếu không muốn thừa nhận một "thất bại thảm hại". “Anh, Pháp cùng các nước Bắc Âu đã bí mật chuẩn bị gửi quân, cả các đơn vị tinh nhuệ nhỏ và nhân viên hỗ trợ tới Ukraine”, ông Luttwak viết, đồng thời lưu ý, binh sĩ NATO “không nhất thiết phải tham gia chiến đấu” mà chỉ cần đảm nhận huấn luyện tân binh và sửa chữa trang bị vũ khí, hỗ trợ các binh sĩ Ukraine trực tiếp chiến đấu.

Căng thẳng trong quan hệ Nga-NATO tiếp tục bị đẩy lên cao, trong bối cảnh đại diện các nước thành viên NATO đang nhóm họp tại trụ sở chính của khối này ở Brussels (Bỉ) để kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh quân sự lớn nhất hành tinh. Reuters cho hay, theo đề xuất của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, NATO sẽ tiếp quản công việc của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine (còn gọi là nhóm Ramstein) do Mỹ dẫn đầu, mục đích là để đề phòng bất kỳ sự cắt giảm hỗ trợ nào của Washington trong trường hợp cựu Tổng thống Donald Trump quay trở lại nắm quyền tại Nhà Trắng. Tại cuộc họp lần này, ông Stoltenberg cũng đề xuất thành lập một quỹ trị giá 100 tỷ euro (khoảng 108 tỷ USD) để hỗ trợ quân đội Ukraine trong 5 năm.

Trong một diễn biến có liên quan, bài viết đăng trên tờ Telegraph nhân kỷ niệm 75 năm thành lập NATO, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps nêu rõ: “Tưởng nhớ quá khứ của NATO là chưa đủ. Hôm nay chúng ta phải suy nghĩ khẩn cấp một lần nữa về tương lai của liên minh. Chúng ta đã chuyển từ thế giới hậu chiến sang thế giới tiền chiến”. Bộ trưởng Quốc phòng Anh kêu gọi các đồng minh NATO “tăng gấp đôi nỗ lực hỗ trợ Ukraine”, tăng cường khu vực phòng thủ châu Âu-Đại Tây Dương “bằng cách đầu tư nhiều hơn vào đạn dược và kho dự trữ vũ khí”, đồng thời đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% GDP như đã cam kết.

Theo tính toán của TASS dựa trên các dữ liệu chính thức của các nước và các tổ chức quốc tế, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, phương Tây đã viện trợ cho Kiev tổng trị giá hơn 150,8 tỷ USD. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nhận định, Moscow đang chiến đấu với quân đội Ukraine “không nhiều bằng với tập thể phương Tây”. Còn theo Ngoại trưởng Sergey Lavrov, phương Tây đang cố gắng ép tất cả thành viên NATO cung cấp viện trợ bắt buộc cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga.

HÀ PHƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.