Quản lý nợ công hiệu quả, cần tập trung vào một đầu mối thực hiện, chịu trách nhiệm
Theo ông Francois Painchaud, đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam thì, việc quản lý nợ công của Việt Nam đã đạt nhiều kết quả, tỉ lệ nợ trên GDP của Việt Nam đã giảm từ mức trên 60% vào năm 2017 xuống còn trên 40% vào năm 2021 nhờ các chính sách tài khóa thận trọng.
Đây là ý kiến của ông Francois Painchaud - Đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam ở Hội thảo về kinh nghiệm quốc tế trong cải cách công tác quản lý nợ công và các thông lệ tốt trong quản lý nợ công do Bộ Tài chính phối hợp cùng IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ tổ chức ngày 23/08 tại Hà Nội.
Hội thảo về kinh nghiệm quốc tế trong cải cách công tác quản lý nợ công và các thông lệ tốt trong quản lý nợ công. Ảnh VGP/HT.
Theo ông Francois Painchaud, thời gian tới, quản lý nợ công tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn vì quản lý nợ công còn mang tính phân tán cao. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối được giao quản lý chung nhưng các hoạt động khác vẫn được thực hiện quản lý ở các cơ quan khác, như nợ trong nước được quản lý ở Kho bạc Nhà nước, Vụ Ngân sách…
Ông Francois Painchaud cho rằng, điều này sẽ dẫn đến thiếu nhất quán trong việc quyết định cũng như phát tín hiệu ra thị trường, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách. Do đó, các cơ quan quản lý cần phải sắp xếp lại thể chế cũng như quy chế trong quản lý nợ để tiến tới mục tiêu thống nhất quản lý nợ.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Việt Nam hiện nay có chính sách quản lý nợ công gắn với chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách quản lý nợ công mới chủ yếu tập trung vào huy động các nguồn vay ưu đãi, nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế chưa thực hiện đầy đủ như giám sát và đánh giá tất cả các khoản vay và giao dịch nợ để bảo đảm phù hợp với các thông số rủi ro đề ra trong chiến lược nợ; giám sát rủi ro toàn bộ danh mục nợ chính phủ, kết nối giữa chính sách quản lý ngân quỹ và quản lý nợ công, cơ sở dữ liệu chia sẻ chung về nợ công…
Quản lý nợ công hiệu quả, cần giao cho một đầu mối thực hiện, chịu trách nhiệm. Ảnh minh họa internet.
Để triển khai thực hiện cụ thể, Bộ Tài chính đã đề xuất Hỗ trợ kỹ thuật của IMF và Ngân hàng Thế giới - WB về tổ chức thể chế quản lý nợ công. Trong khuôn khổ đợt làm việc, đoàn chuyên gia đã có một tuần trao đổi trực tiếp với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đơn vị được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nợ trong Bộ Tài chính, các đối tác tham gia thị trường vốn.
Tiếp theo các buổi làm việc trực tiếp, nhóm chuyên gia phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về các mô hình thể chế quản lý nợ công, giúp các cơ quan có thêm thông tin để có cái nhìn tổng thể, đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ và công tác phối hợp trong quản lý nợ trên thế giới và bối cảnh Việt Nam.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc tổ chức mô hình cơ quan quản lý nợ cũng hết sức đa dạng, có nhiều cách tiếp cận, phương thức quản lý nợ khác nhau. Nhiều quốc gia đã lựa chọn thiết lập cơ quan quản lý nợ công (DMO) để tập trung các chức năng quản lý nợ nhằm đạt đến trình độ chuyên nghiệp hóa cao.
Các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á cũng đã thiết lập văn phòng DMO riêng biệt như Thái Lan, Philippines, Indonesia. Mục tiêu chung trong việc hình thành DMO là bảo đảm thực hiện nhất quán, đồng bộ, kiểm soát toàn diện rủi ro phát sinh từ việc vay nợ, thực hiện các chính sách quản lý nợ, kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ.
Nguyễn Vân Quỳnh (t/h)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.