Quân sự thế giới hôm nay (10-4): Nga ra mắt chiến hạm Nguyên soái Shaposhnikov tại DIMDEX 2024
Quân sự thế giới hôm nay (10-4) có những nội dung sau: Nga ra mắt chiến hạm Nguyên soái Shaposhnikov tại DIMDEX 2024, doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh thâm nhập thị trường UAV quân sự, Mỹ viện trợ súng trường tấn công AK-47 và súng chống tăng RPG-7 cho Ukraine.
* Nga ra mắt chiến hạm Nguyên soái Shaposhnikov tại DIMDEX 2024
Tại Triển lãm Hàng hải và Quốc phòng Quốc tế (DIMDEX 2024), Hải quân Nga đã ra mắt tàu khu trục Marshal Shaposhnikov, hay còn gọi là Nguyên soái Shaposhnikov.
![]() |
Tàu khu trục Marshal Shaposhnikov của Nga. Ảnh: Defense Express |
Trải qua cuộc đại trùng tu, tàu khu trục Marshal Shaposhnikov được xem như một nhân tố giúp nâng cao năng lực của hải quân Nga, đồng thời cũng là minh chứng cho cam kết của Nga trong việc tăng cường sức mạnh hàng hải. Nhờ được trang bị hệ thống vũ khí mới, tàu có khả năng tác chiến mạnh mẽ dưới nước và tấn công hiệu quả các mục tiêu trên bộ.
Cụ thể, Marshal Shaposhnikov được trang bị thêm tên lửa hành trình Kalibr-NK dùng cho các cuộc tấn công tầm xa; tên lửa chống hạm Uran (hay Kh-35) để tiêu diệt các tàu chiến và tàu đổ bộ, cũng như các tàu vận tải trong nhóm tàu tấn công của đối phương; tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1, pháo A-190 và các vũ khí điện tử tiên tiến khác. Tàu còn có sàn đáp cho 2 trực thăng thực hiện nhiệm vụ giám sát trên không và tác chiến chống ngầm. Marshal Shaposhnikov cũng vẫn giữ nguyên tên lửa siêu vượt âm Kinzhal, bệ phóng tên lửa chống ngầm RBU-6000 và ống phóng ngư lôi.
* Doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh thâm nhập thị trường UAV quân sự
Trong bối cảnh thị trường máy bay không người lái (UAV) quân sự toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng từ mức 14,4 tỷ USD năm 2023 lên 35,6 tỷ USD vào năm 2030, các doanh nghiệp mới của Hàn Quốc đang nhanh chóng đẩy mạnh thâm nhập vào lĩnh vực này.
![]() |
Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, số công ty phát triển UAV ở Ukraine đã tăng đáng kể từ 10 lên khoảng 200 công ty hiện nay. Ảnh: Nearthlab |
Cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra hồi tháng 2-2022 đã làm gia tăng đáng kể nhu cầu về UAV quân sự cho các hoạt động chiến đấu, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp mới đa dạng hóa loại hình và sáng tạo trong lĩnh vực này. Trong số đó, Nearthlab, một công ty được biết đến với công nghệ sử dụng UAV để quản lý và sửa chữa các tuabin gió, gần đây đã gia nhập lĩnh vực UAV quân sự. Nearthlab đã gây chú ý sau khi phát triển thành công một loại UAV mang lựu đạn, có thể vô hiệu hóa UAV của đối phương bằng cách va chạm với chúng ở vận tốc lên tới 250km/giờ. Tương tự, tập đoàn TIE cũng đã thành lập một công ty con mang tên Shift Dynamics, tập trung vào sản xuất UAV quân sự trang bị công nghệ AI.
Không chỉ riêng Hàn Quốc, Ukraine cũng đang đẩy mạnh phát triển UAV. Sau khi xung đột xảy ra, số công ty phát triển UAV đã tăng đáng kể, từ 10 lên khoảng 200 công ty hiện nay. Sự gia tăng này nhấn mạnh vai trò quan trọng của UAV trong chiến tranh hiện đại, cung cấp các giải pháp trinh sát và chiến đấu trong các khu vực xung đột.
Để hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp UAV, chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định 17 thành phố và đô thị, bao gồm cả Busan, làm trung tâm cho các hoạt động liên quan đến UAV. Ngoài ra, chính phủ cũng đã lựa chọn 14 doanh nghiệp mới tham gia vào các dự án UAV do chính phủ hỗ trợ. Động thái này không chỉ phản ánh tầm quan trọng của UAV trong chiến lược quân sự hiện đại mà còn thể hiện cam kết của Hàn Quốc trong việc trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng này.
* Mỹ viện trợ súng trường AK-47 và súng chống tăng RPG-7 cho Ukraine
Mới đây, Chính phủ Mỹ tuyên bố chuyển giao một kho vũ khí và đạn dược mới cho lực lượng vũ trang Ukraine.
Theo đó, gói viện trợ này bao gồm hơn 5.000 khẩu súng AK-47, súng máy, súng bắn tỉa, súng chống tăng RPG-7 (B-41) và hơn 500.000 viên đạn 7,62mm. Số vũ khí này dự kiến sẽ giúp tăng cường khả năng tự vệ của Ukraine trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
![]() |
Mỹ tuyên bố chuyển giao AK-47 và súng chống tăng RPG-7 cho lực lượng vũ trang Ukraine. Ảnh: US DoD |
RPG-7 là một mẫu súng chống tăng di động và linh hoạt được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nó được vận hành bởi một người, mang lại khả năng cơ động cao trên chiến trường.
Ở phiên bản đầu tiên, súng RPG-7 sử dụng đạn PG-7V nặng 2,2kg, có khả năng xuyên giáp thép dày 260mm. Sau đó, vũ khí chống tăng này được trang bị một loại đạn mới là PG-7VM nhẹ hơn (2kg) với khả năng xuyên giáp 300mm. Các biến thể đạn sau này như PG-7VS, PG-7VL có kích thước đầu đạn lớn hơn giúp tăng khả năng xuyên giáp lên tới 500mm. Đáng chú ý, tất cả các loại đạn trên đều có thể sử dụng trên mẫu súng nguyên bản. Đây là điều hiếm thấy ở các loại vũ khí cùng thời điểm. Bên cạnh đó, RPG-7 còn tương thích với đạn nhiệt áp TBG-7V và đạn nổ phân mảnh OG-7V, giúp nâng cao khả năng tác chiến của vũ khí chống tăng này.
Với phạm vi bắn hiệu quả dao động từ 260 đến 500m, RPG-7 có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu khác nhau như xe tăng hạng nhẹ, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép, trực thăng và các tòa nhà kiên cố.
AK-47 là loại súng trường tấn công từ thời Liên Xô do Mikhail Kalashnikov thiết kế. Với băng đạn 30 viên, cỡ đạn 7.62×39mm, AK-47 hoạt động bằng cơ chế trích khí. Tốc độ bắn của súng là khoảng 600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 100m.
Về mặt kỹ thuật, AK-47 đã trải qua nhiều lần sửa đổi trong những năm qua, tạo ra nhiều biến thể. Mẫu Type 2A là một trong những biến thể nổi tiếng nhất. Về kích thước, AK-47 có chiều dài khoảng 88cm với báng gỗ cố định. Trọng lượng của súng khi không có băng đạn là khoảng 3,47kg. Súng còn được trang bị ống ngắm có thể điều chỉnh, giúp tăng độ chính xác và tính linh hoạt trên chiến trường.
QUỲNH OANH (tổng hợp)
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.