• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (13-12): Su-35 chế áp phòng không hiệu quả, Đức mua 1.280 tên lửa Iris-T

Quân sự thế giới hôm nay (13-12) có những thông tin chính sau: Đánh bom xe ở Tây Bắc Pakistan, 23 binh sĩ thiệt mạng; Su-35 chế áp phòng không hiệu quả, phá hủy trạm radar của Ukraine; Đức tăng cường năng lực phòng không với hợp đồng mua 1.280 tên lửa Iris-T.

* Đánh bom ở Tây Bắc Pakistan, 23 binh sĩ thiệt mạng

Theo Miami Herald, ngày 12-12 đã xảy ra một vụ đánh bom xe liều chết khiến ít nhất 23 binh sĩ Pakistan thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương ở khu vực gần biên giới với Afghanistan.

Cụ thể, một chiếc xe tải chở đầy thuốc nổ đã lao vào bức tường bao của một đơn vị cảnh sát Pakistan ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa. Lực lượng Taliban Pakistan đã nhận trách nhiệm về cuộc tấn công này. Tại thời điểm bị tấn công, khuôn viên đơn vị cảnh sát này đang được lực lượng quân đội sử dụng. Theo quân đội Pakistan, chiếc xe đã phát nổ và phá hủy tòa nhà chính của đơn vị này sau khi lực lượng khủng bố tấn công bất thành một căn cứ quân sự ở quận Dera Ismail Khan.

Quân sự thế giới hôm nay (13-12): Su-35 chế áp phòng không hiệu quả, Đức mua 1.280 tên lửa Iris-T
Trong nửa đầu năm nay, số lượng các cuộc tấn công khủng bố tại Pakistan đã tăng 80%. Ảnh: EPA-EFE  

Tại thời điểm xảy ra vụ nổ, 6 tay súng khủng bố đã thiệt mạng và quân đội tiêu diệt 27 tên khác trong các chiến dịch tiễu trừ khủng bố trong và quanh khu vực Dera Ismail Khan.

Vụ tấn công xảy ra trong bối cảnh bạo lực đang gia tăng trong những tháng gần đây trước thềm cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 2 tới. Số liệu từ Viện Xung đột và An ninh Pakistan cho thấy, trong nửa đầu năm nay, số lượng các cuộc tấn công khủng bố tại quốc gia này đã tăng 80% và các cuộc tấn công khủng bố đều do Taliban chỉ đạo hoặc do Taliban truyền cảm hứng khủng bố cho phiến quân. Lực lượng Taliban tại Afghanistan phủ nhận mọi liên quan và nói rằng nước này không chứa chấp phiến quân Pakistan.

* Su-35 chế áp phòng không hiệu quả, phá hủy trạm radar của Ukraine

Ngày 12-12, Bộ Quốc phòng Nga thông báo một máy bay chiến đấu Su-35 đã được triển khai phá hủy thành công một trạm radar của Ukraine gần khu vực chiến sự Kupyansk. Thông báo cho biết, Su-35 đã sử dụng cảm biến để phát hiện mục tiêu và phi công đã phóng tên lửa dẫn đường tiêu diệt mục tiêu này.

Lực lượng Không quân Nga hiện đang tiếp tục mở rộng phi đội Su-35 với tốc độ sản xuất 16 máy bay mỗi năm. Ưu thế vượt trội của máy bay chiến đấu Su-35 đã được chứng minh qua việc một phi đội đã được triển khai hộ tống Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm tới Abu Dhabi và Riyadh ngày 6-12.

Quân sự thế giới hôm nay (13-12): Su-35 chế áp phòng không hiệu quả, Đức mua 1.280 tên lửa Iris-T
Ưu thế vượt trội của máy bay chiến đấu Su-35 đã được chứng minh qua việc một phi đội đã được triển khai hộ tống Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm tới Abu Dhabi và Riyadh ngày 6-12. Ảnh: Military Watch 

Dù được tối ưu hóa cho các nhiệm vụ tác chiến chiếm ưu thế trên không, máy bay chiến đấu Su-35 cũng được thiết kế để đảm bảo hiệu suất cao trong thực hiện các nhiệm vụ không đối đất và tấn công diệt hạm. Hiện Su-35 đang được triển khai để chế áp lực lượng phòng không Ukraine. Tên lửa Kh-31 chống phản xạ tín hiệu radar là vũ khí chính được trang bị cho Su-35 nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chế áp phòng không. Tên lửa Kh-31 có khả năng hấp thụ sóng radar của hệ thống phòng không đối phương trong khi có thể tối ưu hành trình bay để tránh bị bắn hạ khi đang trên đường tìm tới mục tiêu.

Ngoài ra, Su-35 có thể thực hiện hoạt động chế áp điện tử với các thiết bị tác chiến điện tử được trang bị như Khibny-M. Hệ thống tác chiến điện tử này sử dụng radar chính của máy bay Irbis- E và 2 radar AESA băng tần L ở cánh máy bay. Tuy nhiên, khả năng tác chiến điện tử của Irbis-E vẫn bị coi là kém hơn so với radar của các máy bay chiến đấu mới nhất của Trung Quốc và Mỹ như radar Type 1475 (KLJ-5) của máy bay chiến đấu J-20 và radar APG-81 của tiêm kích F-35.

* Đức tăng cường năng lực phòng không với 1.280 tên lửa Iris-T

Berlin đang chuẩn bị chi một khoản lớn cho mua sắm quốc phòng, đặc biệt là nhằm tăng cường năng lực hệ thống phòng không. Trong động thái mới nhất, Đức đã lập kế hoạch sản xuất một số lượng lớn tên lửa phòng không trong nước, đặc biệt là tên lửa Iris-T.

Bulgarian Military cho biết, tờ báo này có được thông tin Đức sẽ mua 1.280 tên lửa Iris-T từ tài liệu dự thảo cho cuộc họp sắp tới của Ủy ban ngân sách Bộ Quốc phòng Đức, dự kiến sẽ diễn ra vào hôm nay, thứ Tư, 13-12. Tài liệu này đề cập đến việc ký kết một thỏa thuận khung quan trọng bao gồm việc sản xuất và chuyển giao 1.280 tên lửa Iris-T, trong đó có cam kết chuyển giao 120 tên lửa Iris-T cho Ukraine.

Quân sự thế giới hôm nay (13-12): Su-35 chế áp phòng không hiệu quả, Đức mua 1.280 tên lửa Iris-T
Đức có kế hoạch mua thêm 1.280 tên lửa Iris-T phiên bản phòng không. Ảnh: Bulgarian Military 

Cũng liên quan Ukraine, Kiev kỳ vọng sẽ nhận được tối thiểu 20 bệ phóng Iris-T bổ sung từ Đức. Vào thời điểm hiện tại, nhiều nguồn tin công khai cho biết Ukraine đã triển khai hai bệ phóng như vậy, nhưng là do Thụy Điển cung cấp.

Iris-T là tên lửa dẫn đường tầm ngắn, biến thể triển khai từ mặt đất, chủ yếu được sử dụng cho mục đích phòng không, đối phó một cách đáng tin cậy và hiệu quả với các mối đe dọa từ trên không. Tên lửa Iris-T sử dụng hệ thống dẫn đường và điều khiển hiện đại để theo dõi và đánh chặn mục tiêu. Tên lửa được trang bị đầu đạn công phá mạnh, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, có tầm bắn 25km, vận tốc Mach 3 (gấp 3 lần vận tốc âm thanh), có thể tấn công các mục tiêu ở nhiều độ cao khác nhau và tương thích với nhiều loại bệ phóng mặt đất, giúp nó linh hoạt hơn và thích ứng được với nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa khác nhau.

HỮU DƯƠNG (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp
Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường.

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.