Quân sự thế giới hôm nay (18-2): Tàu khu trục Mỹ phóng thành công tên lửa SM-3 Block IIA
Quân sự thế giới hôm nay (18-2) có những nội dung sau: Tàu khu trục Mỹ phóng thành công tên lửa SM-3 Block IIA, Ukraine công bố video clip xuồng cảm tử tấn công tàu đổ bộ của Nga, Quân đội Hà Lan nhận radar GM200 MM/C, Hải quân Malaysia và Nhật Bản diễn tập trên eo biển Malacca…
* Tàu khu trục Mỹ phóng thành công tên lửa SM-3 Block IIA
Theo Navy Recognition, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) và Hải quân Mỹ mới đây đã tiến hành một cuộc thử nghiệm mang tên Flight Test Other-23 (FTX-23) hay Stellar Sisyphus, ở ngoài khơi bờ biển Kauai, Hawaii.
Tàu khu trục USS McCampbell của Mỹ phóng thành công tên lửa SM-3 Block IIA gần Hawaii. Ảnh: MDA |
Cuộc thử nghiệm này gồm hai giai đoạn, nhằm đánh giá khả năng cảm biến và đánh chặn tên lửa của hệ thống vũ khí phòng thủ Aegis. Trong đó, ở giai đoạn 2, Hải quân Mỹ đã phóng tên lửa SM-3 Block IIA từ hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS McCampbell (DDG 85) và USS Jack H. Lucas (DDG 125).
SM-3 Block IIA là tên lửa đánh chặn được sử dụng trong hệ thống phòng thủ Aegis, nhằm đánh chặn và tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm trung. Tên lửa này là sản phẩm hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản.
SM-3 Block IIA có chiều dài 6,55m, trọng lượng 1,5 tấn, có thiết kế 3 tầng chính và 1 tầng trợ đẩy, sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Nó được xây dựng dựa trên biến thể SM-3 Block IB và có khả năng tìm kiếm mục tiêu tốt hơn. Tên lửa này sử dụng đầu đạn động năng trang bị đầu dò hồng ngoại để phát hiện, theo dõi và vô hiệu hóa tên lửa đang bay tới thông qua động năng.
Theo National Interest, SM-3 Block IIA có tầm bắn 2.500km và có vận tốc tối đa nhanh gấp hơn 13 lần tốc độ âm thanh.
* Ukraine công bố video clip xuồng cảm tử tấn công tàu đổ bộ của Nga
Trang Naval News đưa tin, Bộ Quốc phòng Ukraine vừa công bố một đoạn video trên kênh Telegram cho thấy xuồng cảm tử Magura V5 đang tấn công tàu đổ bộ Caesar Kunikov lớp Ropucha I của Hạm đội Biển Đen của Nga. Vụ tấn công này gây ra một vụ nổ và khiến tàu đổ bộ của Nga bị chìm.
Tàu đổ bộ lớp Ropucha-I Caesar Kunikov của Nga. Ảnh: Russian MoD |
Ở thời điểm xảy ra vụ tấn công, tàu đổ bộ của Nga đang trong vùng biển gần thành phố Alupka.
Theo số liệu thống kê từ Defence-ua.com, đây là tàu đổ bộ thứ 4 của Nga hứng chịu hư hại nặng hay bị đánh chìm bởi quân đội Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra.
Ukraine bắt đầu đưa xuồng cảm tử vào thực chiến từ mùa thu năm 2022. Cuộc tấn công đầu tiên diễn ra vào ngày 29-10-2022. Tàu khu trục lớp Grigorovich và tàu quét mìn (MCM) được cho là đã bị xuồng cảm tử của Ukraine tấn công.
* Hải quân Malaysia, Nhật Bản tiến hành diễn tập PASSEX trên eo biển Malacca
Hải quân Hoàng gia Malaysia và Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản vừa tiến hành diễn tập PASSEX ở eo biển Malacca.
Khinh hạm lớp Lekiu của Malaysia KD Jebat và tàu khu trục lớp Takanami JS Sazanami của Nhật Bản. Ảnh: Malaysian MoD |
PASSEX, viết tắt của “passing exercise”, là một hình thức diễn tập, trong đó các tàu chiến di chuyển theo đội hình và trao đổi, liên lạc bằng các tín hiệu đèn, thiết bị vô tuyến nhằm đảm bảo khả năng phối hợp khi cần thiết.
Cuộc tập trận có sự tham gia của khinh hạm mang tên lửa dẫn đường KD Jebat của Malaysia và tàu khu trục lớp Takanami của Nhật Bản, nhằm tăng cường khả năng tương tác và củng cố mối quan hệ chiến lược giữa Malaysia và Nhật Bản.
Quan hệ phòng thủ hải quân giữa Malaysia và Nhật Bản phát triển đáng kể trong những năm qua, phản ánh mối quan hệ đối tác an ninh ngày càng sâu sắc trong bối cảnh có nhiều thách thức hàng hải trong khu vực.
Điểm then chốt trong mối quan hệ này được đánh dấu bằng việc nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện, được công bố trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Việc tăng cường quan hệ này nhấn mạnh cam kết chung về hỗ trợ an ninh, bao gồm khoản viện trợ 2,8 triệu USD từ Nhật Bản nhằm tăng cường an ninh hàng hải của Malaysia.
* Quân đội Hà Lan nhận radar GM200 MM/C
Theo Army Recognition, Lực lượng Vũ trang Hà Lan vừa tiếp nhận hệ thống radar di động Ground Master 200 Multi Mission/Compact (GM200 MM/C) đầu tiên do Thales sản xuất.
Radar GM200 MM/C do Thales phát triển, được sử dụng chủ yếu trong các nhiệm vụ giám sát trên không, phòng không, và định vị vũ khí. Ảnh: Dutch Army |
Hà Lan có kế hoạch mua tối thiểu 9 hệ thống radar di động GM200 MM/C và dự kiến sẽ đưa radar này vào hoạt động từ cuối năm 2025, trong khi Bộ tư lệnh Hỗ trợ hỏa lực dự kiến sẽ vận hành GM200 MM/C đầu tiên vào giữa năm nay sau một số điều chỉnh nhất định.
GM200 MM/C là radar thuộc dòng Ground Master 200 do Thales phát triển, có khả năng thích ứng, cơ động và dễ dàng triển khai. Thiết kế của radar tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí trên nhiều địa hình khác nhau và gắn trên các phương tiện, khí tài.
Thales cho biết, radar GM200 MM/C có khả năng tự động phát hiện dấu vết, xác định và theo dõi nhiều mối đe dọa khác nhau bao gồm tên lửa, pháo, cối, máy bay chiến đấu và máy bay không người lái, và đặc biệt phù hợp với việc giám sát trên không, phòng không và định vị vũ khí. Nó có thể hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau, bao gồm cả những nơi bị chế áp điện tử và bị chặn GPS.
Hệ thống này sử dụng công nghệ radar mảng pha quét điện tử chủ động AESA, được thiết kế để tăng cường hỗ trợ hỏa lực và nhận thức tình huống thông qua khả năng phát hiện, theo dõi và phân loại mục tiêu. Tính linh hoạt của hệ thống được xác định bằng phần mềm, cho phép tạo ra các dạng sóng khác nhau để đáp ứng các yêu cầu truyền dẫn riêng biệt và hoạt động hiệu quả ở các chế độ khác nhau.
Thiết kế nhỏ gọn của GM200 MM/C giúp nó dễ dàng được triển khai ở vị trí cố định hay di động với thời gian triển khai ngắn, dễ dàng vận chuyển trên mọi nền tảng.
QUỲNH OANH (Tổng hợp)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.