• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (18-2): tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh ở châu Á

Singapore cảnh báo nguy cơ chiến tranh ở châu Á, Sở cảnh sát Karachi ở Pakistan bị tấn công, Mỹ phát triển vũ khí siêu vượt âm cho tàu khu trục Zumwalt là những thông tin quân sự thế giới đáng quan tâm ngày 18-2.

* Sở chỉ huy cảnh sát Karachi bị tấn công trong đêm. CNN dẫn nguồn tin từ giới chức địa phương cho biết ít nhất 4 người đã tử vong và 14 người khác bị thương khi các tay súng dùng lựu đạn tấn công lực lượng cảnh sát ở đây. Các tay súng được cho là đã bị tiêu diệt tại hiện trường.

Trong khi đó, theo ông Murtaza Wahab Siddiqui, lãnh đạo cao cấp Đảng Nhân dân Pakistan (đảng cầm quyền ở tỉnh Sindh, nơi có khu vực Karachi), ít nhất 5 người, trong đó 2 cảnh sát, 2 kiểm lâm và 1 thường dân đã thiệt mạng và trong số 14 người bị thương, 1 người đang trong tình trạng nguy kịch. Con số người thiệt mạng có thể còn tăng. Lực lượng Taliban Pakistan, được biết đến với tên gọi Tehreek e Taliban Pakistan (TTP), đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Chính phủ Pakistan hiện chưa khẳng định thông tin này và chưa xác định đối tượng nào đứng sau vụ việc. Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif đã lên án và cảnh báo các thế lực đứng sau vụ tấn công cần nhớ rằng “Pakistan là quốc gia đã chiến thắng khủng bố bằng lòng can đảm của chính mình”. Hiện tỉnh Sandh đã ban bố tình trạng khẩn cấp.

Quân sự thế giới hôm nay (18-2): tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh ở châu Á

Lực lượng cảnh sát Karachi tiêu diệt các tay súng khủng bố. Ảnh: Reuters 

Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ tấn công khủng bố ở Pakistan, đặc biệt nhằm vào lực lượng cảnh sát của quốc gia Nam Á này. Trước nguy cơ khủng bố quay trở lại sau khi các lực lượng NATO và Mỹ rút khỏi Afghanistan, giới chức Pakistan đã tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ và một số quốc gia trong khu vực. 

* Ngày 18-2, tờ Perth Now đưa tin Australia sẽ tổ chức một cuộc diễn tập hải quân quốc tế quan trọng trong thời gian tới. Trong 3 năm qua, Australia đã tham gia nhiều cuộc tập trận chung với hải quân Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Tuy nhiên, đây sẽ lần đầu tiên nước này đứng ra đăng cai tổ chức một cuộc tập trận chung như vậy.

Hiện tại, số lượng binh sĩ, trang thiết bị và hải quân những nước nào tham gia vẫn chưa được xác định, nhưng sự kiện sẽ có sự tham gia của đa dạng các lớp tàu chiến và máy bay hải quân nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng và hiểu biết giữa các quốc gia. Thủ tướng Anthony Albanese đã khẳng định thông tin này với báo giới trong buổi tiếp đón Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tại Kirribilli House. Ông Albanese cũng cho biết sẽ thăm Ấn Độ trong một vài tuần tới nhằm hoàn thiện thỏa thuận thương mại giữa hai nước và tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh với quốc gia Nam Á này.

Quân sự thế giới hôm nay (18-2): tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh ở châu Á

Mô phỏng hệ thống tên lửa tấn công nhanh CPS trên tàu Zumwalt. Ảnh: Lockheed Martin 

* Lockheed Martin thắng thầu trị giá ban đầu 1,1 tỷ USD trang bị tên lửa tấn công siêu vượt âm cho tàu mặt nước của Hải quân Mỹ. Nếu hoàn thiện tất cả các option (tính năng) cho hệ thống tên lửa này, Lockheed Martin sẽ có hợp đồng đầy đủ trị giá lên tới 2 tỷ USD. Theo đó, nhà thầu quốc phòng này sẽ tích hợp hệ thống vũ khí tấn công nhanh thông thường (CPS) cho tàu khu trục tên lửa dẫn đường Zumwalt.

CPS là hệ thống tên lửa siêu vượt âm cho phép tên lửa tấn công đạt vận tốc mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh) và có khả năng vượt qua nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa. Để thực hiện hợp đồng này, trước mắt Lockheed Martin sẽ tiếp tục nâng cao khả năng tấn công của CPS bằng cách bổ sung thêm nhiều tính năng mới. Về tổng thể, Lockheed Martin sẽ cung cấp các hệ thống phóng, hệ thống điều khiển vũ khí, hệ thống vận chuyển nguyên khối (AUR), tích hợp và hỗ trợ nền tảng cho hải quân. Theo ông Steve Layne, Phó giám đốc Bộ phận Vũ khí tấn công siêu vượt âm của Lockheed Martin, “Hiện công việc thiết kế ban đầu đang được tiến hành” và toàn bộ hợp đồng có thể hoàn tất vào khoảng năm 2025.

* Hậu quả thảm khốc nếu chiến tranh xảy ra ở châu Á

Singapore cảnh báo hậu quả khôn lường nếu chiến tranh xảy ra ở khu vực châu Á. Tham dự Hội thảo bàn về an ninh biển trong khuôn khổ Hội nghị An ninh Munich lần thứ 59, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nhấn mạnh nguy cơ chiến tranh ở châu Á và nếu xảy ra thì hậu quả chiến tranh sẽ là rất ghê gớm, không chỉ đối với châu Á mà với cả thế giới.

Quân sự thế giới hôm nay (18-2): tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh ở châu Á

Nguy cơ chiến tranh ở châu Á vẫn hiện hữu và chúng ta cần phải làm tất cả để ngăn chặn. Ảnh: Bộ Ngoại giao Bồ Đào Nha 

Ông Ng Eng Hen nhấn mạnh một thực tế rằng, các siêu cường đang tập trung sự hiện diện quân sự của mình ở châu Á, trong đó đáng kể là sự hình thành của các nhóm chiến lược như Quad (Mỹ, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản), AUKUS (Mỹ, Anh, Australia), việc Philippines đồng ý mở rộng phạm vi đồn trú cho lực lượng quân sự Mỹ, các cuộc diễn tập ở bán đảo Triều Tiên cũng như các “bước đi chuẩn bị” và sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Ông Ng Eng Hen cũng đặc biệt nhấn mạnh mối nguy eo biển Đài Loan (Trung Quốc) trong nguy cơ chiến tranh khu vực. Dẫn chứng về lý do Chiến tranh thế giới thứ nhất đã nổ ra, ông Ng Eng Hen cho rằng một vụ việc nhỏ đôi khi cũng có thể trở thành ngòi nổ cho xung đột diện rộng. Trong các sự cố gần đây thì việc máy bay quân sự của Trung Quốc và Mỹ chạm trán ở Biển Đông là một trong những sự kiện đáng lưu tâm và cần phòng tránh.

Cảnh báo về hậu quả thảm khốc khi chiến tranh xảy ra trong khu vực, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cũng đề cập “những lựa chọn thay thế” để giải quyết vấn đề. Ông nói: “Chúng ta đang ở một khu vực không mấy dễ chịu. Nhiệt độ chưa đến mức nóng bỏng, nhưng chắc chắn là đang gia tăng và chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để hạ nhiệt nguy cơ chiến tranh”.

Chuyên mục Quân sự thế giới hôm nay trên Báo Quân đội nhân dân gửi tới bạn đọc thông tin mới nhất về các hoạt động an ninh, quốc phòng quân sự thế giới trong 24 giờ qua.

HỮU DƯƠNG (thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển
Bộ Tứ Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bàn cách để ủng hộ nhiều hơn cho các nước đang phát triển

Theo trang web chính thức của Thủ tướng Australia, ngày 20-9, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đến Mỹ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ với các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản diễn ra ngày 21-9.

Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan
Trung Quốc: Hàng trăm nghìn người ở Thượng Hải sơ tán do lo ngại ảnh hưởng của bão Pulasan

Sáng 20-9, trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc đã sơ tán 112.000 người trong bối cảnh nhiều khu vực hứng chịu mưa lớn kỷ lục do ảnh hưởng của bão Pulasan.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres lên án vụ tấn công khủng bố tại Mali
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres lên án vụ tấn công khủng bố tại Mali

Ngày 19-9, người phát ngôn của của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, Stephane Dujarric cho biết ông Guterres đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Bamako của Mali xảy ra cách đây vài ngày làm hơn 270 người thương vong.

Bầu cử Mỹ 2024: Buổi vận động tranh cử đặc biệt của bà Kamala Harris
Bầu cử Mỹ 2024: Buổi vận động tranh cử đặc biệt của bà Kamala Harris

Ngày 19-9, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã tổ chức cuộc vận động tranh cử đặc biệt tại bang Michigan, thu hút sự quan tâm của nhiều cử tri, do có sự góp mặt của nhiều ngôi sao nổi tiếng hàng đầu, trong đó có huyền thoại truyền hình Oprah Winfrey với vai trò là người dẫn chương trình.

Bộ đội Biên phòng Bình Phước tăng cường hợp tác với Tiểu khu quân sự 2 tỉnh Tboung Khmum và Kratie (Campuchia)
Bộ đội Biên phòng Bình Phước tăng cường hợp tác với Tiểu khu quân sự 2 tỉnh Tboung Khmum và Kratie (Campuchia)

Sáng 20-9, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Phước tổ chức hội đàm với Tiểu khu Quân sự 2 tỉnh Tboung Khmum và Kratie, Vương quốc Campuchia.

Tân Thủ tướng Pháp đệ trình danh sách nội các
Tân Thủ tướng Pháp đệ trình danh sách nội các

Trong nỗ lực chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài, ngày 19-9, tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã đệ trình lên Tổng thống Emmanuel Macron danh sách nội các mới, trong đó có nhiều gương mặt mới đảm nhiệm hầu hết các vị trí quan trọng.