• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (23-4): Báo cáo chi tiêu quân sự toàn cầu của SIPRI cho thấy điều gì?

Quân sự thế giới hôm nay (23-4-2024) có những thông tin sau: Hải quân Mỹ nhận 2 máy bay huấn luyện T-54A đầu tiên, chi tiêu quân sự Mỹ lại đạt mức cao kỷ lục, Ba Lan sẵn sàng triển khai vũ khí hạt nhân của NATO.

* Hải quân Mỹ nhận 2 máy bay huấn luyện T-54A đầu tiên

Hải quân Mỹ mới đây đã nhận được 2 máy bay huấn luyện đa động cơ T-54A đầu tiên và đưa vào hoạt động vào tại Căn cứ Không quân Hải quân Corpus Christi, bang Texas.

Máy bay huấn luyện T-54A sẽ thay thế máy bay T-44C Pegasus đã cũ và sẽ ngừng hoạt động trong 6 tháng tới. T-54A có buồng lái điều áp với chỗ ngồi bố trí cạnh nhau và hệ thống ghế phóng. Máy bay sẽ được sử dụng để đào tạo phi công hải quân vận hành máy bay đa động cơ sau này.

Quân sự thế giới hôm nay (23-4): Báo cáo chi tiêu quân sự toàn cầu của SIPRI cho thấy điều gì?
Một chiếc máy bay huấn luyện T-54A trên đường băng của Căn cứ Không quân Hải quân Corpus Christi. Ảnh: Hải quân Mỹ 

Máy bay cũng thu thập dữ liệu trong suốt quá trình vận hành, cho phép nâng cao chất lượng bảo trì do tình trạng máy bay được theo dõi liên tục theo vòng đời. T-54A kết hợp các bản cập nhật hệ thống điện tử hàng không và điều hướng mới nhất, bao gồm buồng lái hiện đại với những tiến bộ công nghệ trong hệ thống quản lý chuyến bay.

Giám đốc Chương trình huấn luyện hải quân PMA-273 Duane Whitmer cho biết: “T-54A sẽ giúp mang lại chương trình đào tạo hiện đại cho các học viên phi công hải quân, tạo cơ sở cho họ có thể sử dụng được các mẫu máy bay hiện đại có trong biên chế”.

Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ nhận 64 máy bay T-54A theo hợp đồng đã ký kết với Textron vào năm 2023. Việc bàn giao máy bay đã được lên kế hoạch thực hiện từ nay cho đến năm 2026. T-54A sẽ đáp ứng các yêu cầu huấn luyện cho phi công Hải quân, Thủy quân lục chiến, Cảnh sát biển và các đồng minh của Mỹ từ nay cho đến năm 2055.

* Chi tiêu quân sự Mỹ lại tăng cao kỷ lục

Ngày 22-4, Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) đã công bố Báo cáo Chi tiêu quân sự toàn cầu hằng năm. Báo cáo cho biết Mỹ đã chi tổng cộng 916 tỷ USD trong năm 2023, tăng 39 tỷ USD so với năm 2022.

Chi tiêu quân sự của Mỹ nhiều hơn tổng chi tiêu của 9 quốc gia tiếp theo cộng lại và chiếm 37% chi tiêu quân sự toàn cầu, gấp 3 lần Trung Quốc, và gấp 8 lần Nga. Tổng chi tiêu quân sự trên toàn thế giới hiện lên tới con số cao kỷ lục 2.443 tỷ USD.

Quân sự thế giới hôm nay (23-4): Báo cáo chi tiêu quân sự toàn cầu của SIPRI cho thấy điều gì?
 Sự gia tăng chưa từng có trong chi tiêu quân sự cho thấy hòa bình và an ninh toàn cầu đang bị xói mòn. Ảnh: SIPRI

Theo Nan Tian, Nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình Sản xuất vũ khí và Chi tiêu quân sự của SIPRI, “Sự gia tăng chưa từng có trong chi tiêu quân sự cho thấy hòa bình và an ninh toàn cầu đang bị xói mòn. Các quốc gia đang ưu tiên tăng cường sức mạnh quân sự, nhưng họ lại đang đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy hành động và phản ứng quân sự trong bối cảnh an ninh và địa chính trị toàn cầu ngày càng có nhiều biến động”.

Robert Weissman, Chủ tịch Tổ chức Public Citizen, cho biết: “Chi tiêu trên toàn thế giới cho vũ khí và bộ máy chiến tranh là rất đáng sợ. Với số tiền lớn như vậy, chúng ta có thể giải quyết tất cả những thách thức lớn mà loài người phải đối mặt như nạn đói, bệnh tật và biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức thảm khốc. Mỹ phải chịu trách nhiệm về hơn 1/3 mức chi tiêu cho sự ‘vô nhân đạo’ này trên thế giới”.

Báo cáo của SIPRI cũng cho biết, Ấn Độ đang là nước có mức chi tiêu quân sự lớn thứ tư thế giới, tỷ lệ phần trăm gia tăng chi tiêu là lớn nhất ở Cộng hòa dân chủ Congo (105%), và xung đột ở khu vực Trung Đông khiến chi tiêu quân sự ở khu vực này tăng mạnh nhất trong thập kỷ qua. Ở Trung Đông, Israel tăng chi tiêu thêm 24%, đạt mức 27,5 tỷ USD, nhưng vẫn đứng thứ hai, sau Saudi Arabia.

* Ba Lan sẵn sàng triển khai vũ khí hạt nhân của NATO

Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới ngày 22-4, Tổng thống Andrzej Duda cho biết Ba Lan đã sẵn sàng cho phép NATO triển khai vũ khí hạt nhân tại nước này. Ông Duda nói: “Nếu các đồng minh của chúng tôi quyết định triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của Ba Lan như một phần của việc chia sẻ năng lực hạt nhân nhằm củng cố sườn phía Đông của NATO thì chúng tôi sẵn sàng thực hiện điều đó”.

Quân sự thế giới hôm nay (23-4): Báo cáo chi tiêu quân sự toàn cầu của SIPRI cho thấy điều gì?
Tổng thống Andrzej Duda cho biết Ba Lan đã sẵn sàng cho phép NATO triển khai vũ khí hạt nhân tại nước này. Ảnh: Getty Images 

Ba Lan là một thành viên NATO và là nước ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine. Hiện Ba Lan có đường biên giới dài khoảng 230km với Kaliningrad - vùng lãnh thổ đặc biệt của Nga, và có chung đường biên giới dài 402km với Belarus, đồng minh thân cận của Nga.

Ông Duda cũng cho biết Ba Lan và Mỹ đã tiến hành các cuộc thảo luận về hợp tác hạt nhân giữa hai nước “được một thời gian”. Ông nhấn mạnh: “Người Mỹ có những lợi ích của họ ở Ba Lan”. Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã nhiều lần công khai tuyên bố rằng Ba Lan về cơ bản đang trong giai đoạn “đêm trước” của chiến tranh, nhưng ông Duda đã kiên quyết bác bỏ tuyên bố này.

Ông khẳng định: “Tôi tin rằng nếu chúng ta hành động có trách nhiệm thì sẽ không bao giờ xảy ra chiến tranh, vì chúng ta sẽ luôn đủ mạnh để không bị tấn công”.

HỮU DƯƠNG (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4.

Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương
Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công Thương.

Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội
Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên, qua đó phát hiện khoảng 1.500 điếu cigar cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép.

Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra
Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra

Tại Toạ đàm với chủ đề "Phòng chống buôn lậu thuốc lá: Nhiều thách thức đặt ra" do Báo Tiền phong tổ chức ngày 2/4/2025 đại diện bộ ngành, cơ quan quản lý cho rằng thực trạng buôn lậu thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng vẫn không ngừng gia tăng, mặc dù lệnh cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ Nghị quyết 173/2024/QH15.

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4-4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Hà Nội viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Bản tin nông sản hôm nay (4-4): Giá cà phê, hồ tiêu duy trì ổn định
Bản tin nông sản hôm nay (4-4): Giá cà phê, hồ tiêu duy trì ổn định

Bản tin nông sản hôm nay (4-4): Giá cà phê, hồ tiêu trong nước duy trì ổn định, giá lúa gạo tăng nhẹ.