• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (23-6): Đức ra mắt xe tăng Leopard 2A7V, Nga đưa xe chống tăng Khrizantema-S tới Ukraine

Bản tin Quân sự thế giới hôm nay (23-6) có những thông tin đáng chú ý sau: Iran có thể phát triển tên lửa siêu vượt âm tầm bắn 2.000km; Lục quân Đức ra mắt xe tăng Leopard 2A7V; Nga triển khai xe chiến đấu chống tăng Khrizantema-S 9P157-2 tới Ukraine.

* Iran có thể phát triển tên lửa siêu vượt âm tầm bắn 2.000km

Theo Thông tấn Tasnim (Tasnim News Agency), tầm bắn của tên lửa đạn đạo siêu vượt âm hiện đại của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran có thể được mở rộng lên tới 2.000km.

Trong bài phát biểu tại một buổi lễ ở tỉnh Mazandaran, Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh, chỉ huy đơn vị hàng không vũ trụ thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, đã nêu bật những tiến bộ của đất nước trong công nghiệp quốc phòng. Ông cho biết phiên bản tương lai của tên lửa siêu vượt âm Fattah mới ra mắt gần đây có thể sẽ đạt tầm bắn 2.000km và vận tốc Mach 13 (gấp 13 lần vận tốc âm thanh).

Phiên bản tương lai của tên lửa siêu vượt âm Fattah có thể đạt tầm bắn 2.000km, tốc độ Mach 13. Ảnh: Tasnim News Agency
Phiên bản tương lai của tên lửa siêu vượt âm Fattah có thể đạt tầm bắn 2.000km, tốc độ Mach 13. Ảnh: Tasnim News Agency

Trước đó, tên lửa siêu vượt âm Fattah đã được Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ra mắt vào ngày 6-6 với tầm bắn 1.400 km, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn có khả năng di chuyển theo nhiều hướng, được cho là có thể xuyên thủng và tiêu diệt mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

* Lục quân Đức ra mắt xe tăng Leopard 2A7V

 Theo Army Recognition, Sư đoàn thiết giáp số 1 của Lục quân Đức đã ra mắt xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A7V trang bị nhiều công nghệ quân sự hiện đại. Leopard 2A7V là biến thể mới nhất và là minh chứng cho sự phát triển không ngừng của dòng xe tăng Leopard 2.

Xe tăng Leopard 2A7V được trang bị lớp giáp bằng vật liệu tổng hợp composite dạng mô-đun phía trước và trên tháp pháo, có khả năng bảo vệ 360° cho tổ lái 4 người khỏi sự tấn công của tên lửa chống tăng, mìn, thiết bị nổ tự chế. Vũ khí trên xe tăng Leopard 2A7V gồm pháo nòng trơn L/55 120mm Rheinmetall có thể sử dụng xuyên đạn giáp uranium nghèo có khả năng tấn công mục tiêu ở cách xa 5.000m với độ chính xác cao.

Xe tăng Leopard 2A7V là biến thể mới nhất của dòng Leopard được trang bị nhiều công nghệ quân sự tiên tiến. Ảnh: Army Recognition 
Xe tăng Leopard 2A7V là biến thể mới nhất của dòng Leopard được trang bị nhiều công nghệ quân sự tiên tiến. Ảnh: Army Recognition 

Xe tăng Leopard 2A7V cũng được trang bị thiết bị ảnh nhiệt ATTICA-GL mới cho xạ thủ và thiết bị ảnh nhiệt ATTICA-Z cho người chỉ huy do Hensoldt sản xuất, giúp nâng cao đáng kể khoảng cách phát hiện và nhận dạng mục tiêu so với các xe tăng Leopard tiền nhiệm. Ống kính quang học Hensoldt SPECTUS II hoặc III lắp đặt ở đầu xe có hệ thống ảnh nhiệt kết hợp bộ tăng cường hình ảnh cũng giúp cải thiện đáng kể khả năng lái xe ban đêm.

Sử dụng động cơ diesel MB 873 và hộp số thiết kế cứng cáp hơn để chịu được trọng tải lớn mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ, xe tăng Leopard 2A7V không hướng đến tốc độ cao mà tăng trọng lượng chuyên chở phục vụ chiến đấu. Dù vậy, Leopard 2A7V cũng đạt tốc độ tối đa 63km/h và hiệu suất tăng tốc cải thiện rõ rệt so với các mẫu xe tăng có trọng lượng lớn hơn trước đây như Leopard 2A6M và Leopard 2A7.

* Nga triển khai xe chiến đấu chống tăng Khrizantema-S 9P157-2 tới Ukraine

Cũng theo Army Recognition, để đối phó với các loại xe tăng hiện đại của phương Tây do quân đội Ukraine sử dụng, quân đội Nga đã triển khai một trong những xe chiến đấu bọc thép chống tăng hiệu quả nhất là Khrizantema-S 9P157-2 tới Ukraine. Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M123 Khrizantema (định danh NATO là AT-15 Springer) trang bị trên xe Khrizantema-S có khả năng xuyên thủng giáp thụ động và giáp phản ứng nổ của các loại xe tăng, tấn công máy bay tầm thấp, cơ sở hạ tầng phòng thủ và bộ binh. Tên lửa này được phát triển vào những năm 1980 và thiết kế để có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Nga triển khai xe chiến đấu chống tăng Khrizantema-S 9P157-2 tới Ukraine nhằm đối phó các loại xe tăng phương Tây. Ảnh: Army Recognition
Nga triển khai xe chiến đấu chống tăng Khrizantema-S 9P157-2 tới Ukraine nhằm đối phó các loại xe tăng phương Tây. Ảnh: Army Recognition

9M123 Khrizantema trang bị trên xe Khrizantema-S là loại tên lửa siêu thanh có thể đạt tốc độ xấp xỉ 400m/giây, tương đương Mach 1,2 (gấp 1,2 vận tốc âm thanh), phạm vi hoạt động hiệu quả từ 400m đến 6.000m, sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn với ống xả kép, dẫn đường bằng radar hoặc laser. Khả năng dẫn đường kép này cho phép xe chiến đấu Khrizantema-S phóng đồng thời 2 tên lửa vào 2 mục tiêu riêng biệt, một tên lửa dẫn đường bằng laser và tên lửa còn lại dẫn đường bằng radar. Đầu đạn chống tăng có sức nổ mạnh, xuyên thủng lớp giáp dày tới 1.100-1.250mm ngay cả khi xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ. Ngoài ra, tên lửa có thể được trang bị đầu đạn nhiệt áp để tấn công các mục tiêu công sự và bộ binh.

Theo các nguồn tin Nga, 3 chiếc Khrizantema-S 9P157-2 có khả năng đương đầu với 14 xe tăng chủ lực các loại và loại bỏ tối thiểu 60% lực lượng tấn công này. Hệ thống dẫn đường kép đảm bảo khả năng chống gián đoạn điện tử và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm.

HỮU DƯƠNG (thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin

Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện

Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.

Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?

Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.

TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.

Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao

Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B

Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.