Quân sự thế giới hôm nay (3-8): Nga triển khai vũ khí hạt nhân phi chiến lược
Quân sự thế giới hôm nay (3-8-2024) có những nội dung sau: Nga triển khai vũ khí hạt nhân phi chiến lược; Lockheed Martin tiết lộ về tên lửa siêu thanh Mako; Mỹ bán trực thăng tấn công AH-1Z cho Slovakia, tên lửa Hellfire cho Czech.
* Nga triển khai vũ khí hạt nhân phi chiến lược
Moscow vừa công bố bắt đầu triển khai vũ khí hạt nhân phi chiến lược cùng với việc bắt đầu giai đoạn 3 của các cuộc tập trận hạt nhân liên bang.
Hồi tháng 5, Moscow đã triển khai giai đoạn đầu kho vũ khí hạt nhân phi chiến lược tại một cuộc tập trận quân sự lớn. Giai đoạn đầu đánh giá sự chuẩn bị và sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân. Giai đoạn 2 được tiến hành vào tháng trước với việc “sử dụng chung vũ khí hạt nhân”, có sự tham gia của Belarus.
Nga chia vũ khí hạt nhân phi chiến lược của mình ra thành 3 loại, trên không, trên biển và mặt đất. Ảnh minh họa: TASS, Dzen |
Theo Bulgarian Military, vũ khí hạt nhân phi chiến lược, thường được gọi là vũ khí hạt nhân chiến thuật, được thiết kế riêng để sử dụng trên chiến trường hoặc xung đột khu vực thay vì mục đích chiến lược tầm xa.
Nga chia vũ khí hạt nhân phi chiến lược của mình ra thành 3 loại, trên không, trên biển và mặt đất. Loại vũ khí hạt nhân phi chiến lược trên không gồm bom và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân triển khai từ máy bay Su-24M, Su-34 và Tu-22M3. Vũ khí hạt nhân phi chiến lược trên biển bao gồm ngư lôi, bom chìm, tên lửa chống hạm và chống ngầm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Các tàu nổi và tàu ngầm của Hải quân Nga, bao gồm cả tàu ngầm lớp Yasen-M tiên tiến, có thể mang những loại vũ khí này nhằm tăng cường tính linh hoạt trong tác chiến.
Các hệ thống trên mặt đất đóng vai trò then chốt trong kho vũ khí hạt nhân phi chiến lược của Nga. Trong số này, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M nổi bật vì có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân. Các hệ thống này được chế tạo để tấn công lực lượng và cơ sở hạ tầng của đối phương.
Ngoài ra, Nga còn tích hợp vũ khí hạt nhân phi chiến lược vào hệ thống phòng không. Hệ thống tên lửa đất đối không S-300 và S-400 có khả năng được trang bị đầu đạn hạt nhân. Khả năng kép này cho phép chúng đảm nhiệm cả 2 vai trò phòng không và tấn công hạt nhân chiến thuật.
Sự phát triển và duy trì vũ khí hạt nhân phi chiến lược này là một phần không thể thiếu trong học thuyết quân sự của Nga, ngăn chặn cả các mối đe dọa thông thường và hạt nhân.
Pháo tự hành bánh lốp 2S43 Malva. Ảnh: Defense Express |
Liên quan đến xung đột Nga - Ukraine, trang Defense Express cho biết, Nga đã đưa pháo tự hành bánh lốp 2S43 Malva 152mm mới do Tập đoàn Rostec chuyển giao vào thực chiến.
2S43 Malva là pháo tự hành 152mm của Nga lắp trên khung gầm bánh xe 8x8. 2S43 Malva sử dụng đạn pháo 152mm 2A64, cơ số 30 viên, có tầm bắn hiệu quả là 24,5km. Một số báo cáo cho biết 2S43 có thể được trang bị đạn pháo 2A88. Pháo có lớp giáp cabin để bảo vệ trước vũ khí nhỏ và mảnh đạn. Có khối lượng hoạt động là 32 tấn, 2S43 cơ động hơn nhiều so với các loại pháo tự hành khác như 2S19 Msta 42 tấn hoặc các loại pháo tự hành bánh xích khác.
* Lockheed Martin tiết lộ về tên lửa siêu vượt âm Mako
Lockheed Martin cho biết việc phát triển tên lửa siêu vượt âm thế hệ mới Mako phải mất tới 7 năm. Tên lửa Mako dài 3,6m, đường kính 33cm, nặng khoảng 590kg. Nó đủ nhỏ gọn để tích hợp vào khoang vũ khí bên trong của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 và F-35.
Tên lửa siêu vượt âm Mako có thể đạt tốc độ Mach 5. Ảnh: Lockheed Martin |
Nguyên mẫu này cũng trải qua quá trình thử nghiệm vật lý và tích hợp thử nghiệm vào một số máy bay của Mỹ, bao gồm F/A-18, F-16, F-15, máy bay tuần tra P-8 Poseidon.
Mako được trang bị động cơ tên lửa nhiên liệu rắn nên có thể bay với tốc độ Mach 5. Công ty không tiết lộ các đặc điểm bay khác của tên lửa, chỉ giới hạn ở tuyên bố về khả năng sử dụng Mako từ khoảng cách an toàn cho máy bay.
Tên lửa có thiết kế dạng mô-đun với đầu đạn 60kg có thể thay đổi nhiều loại và hệ thống dẫn đường. Quá trình tích hợp các mô-đun mới vào tên lửa được đơn giản hóa bằng kỹ thuật số.
Tên lửa siêu vượt âm này có thể được sử dụng để tấn công mặt đất, phá hủy tàu thuyền và hệ thống phòng không của đối phương.
* Mỹ chấp thuận bán trực thăng tấn công AH-1Z cho Slovakia, tên lửa Hellfire và APKWS cho Czech
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa phê duyệt bán khí tài quân sự gồm 12 trực thăng tấn công AH-1Z Viper cho Slovakia, tên lửa không đối đất Hellfire và hệ thống vũ khí tiêu diệt chính xác tiên tiến (APKWS) cho Czech.
Trực thăng tấn công AH-1Z Viper, do Bell Helicopter phát triển, dài 17,75m, cao 4,37m, có trọng lượng rỗng 5.579kg, trọng lượng cất cánh tối đa 8.391kg. Được trang bị 2 động cơ trục tua-bin General Electric T700-GE-401C, mỗi động cơ cung cấp công suất 1.300kW, AH-1Z có thể đạt tốc độ bay ổn định 300km/giờ và tốc độ tối đa 411km/giờ. Trực thăng có tầm bay 690km và tầm bay chiến đấu là 232km với tải trọng 1.100kg. Trần bay của trực thăng vượt 6.100m và có thể đạt tốc độ 14,2m/giây. AH-1Z Viper được điều khiển bởi phi hành đoàn gồm 2 người: 1 phi công và 1 cơ phó/xạ thủ.
Trực thăng AH-1Z bắn tên lửa AGM-114 Hellfire trong một cuộc tập trận bắn đạn thật ngoài khơi bờ biển Okinawa, Nhật Bản. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ |
AH-1Z có thể mang nhiều loại vũ khí, bao gồm rocket Hydra 70mm (không dẫn đường) hoặc rocket APKWS II (có dẫn đường), tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire. Trực thăng có thể lắp tới 76 rocket không dẫn đường hoặc 38 rocket có dẫn đường và tối đa 16 tên lửa Hellfire. Ngoài ra, nó có thể được trang bị tên lửa không đối đất AGM-179 JAGM, giúp tăng cường hơn nữa khả năng chiến đấu.
Tên lửa AGM-114 Hellfire ban đầu được phát triển để chống xe thiết giáp, sau được phát triển để trang bị cho phương tiện bay không người lái tấn công vào các mục tiêu có giá trị cao. Ban đầu, tên lửa có tên gọi tên lửa laser bắn và quên Heliborne, sau đổi thành Hellfire. Tên lửa nặng 47kg, gồm đầu đạn 9kg, tầm bắn 7,1 - 11km tùy quỹ đạo. Hellfire có sai số nhỏ hơn 0,91m. Tên lửa AGM-114R “Romeo” Hellfire II sử dụng hệ thống dẫn đường laser bán chủ động và đầu đạn đa năng K-charge để tấn công các mục tiêu. Nó có thể được phóng từ nhiều bệ phóng trên không, trên biển và trên bộ.
Hệ thống vũ khí tiêu diệt chính xác tiên tiến AGR-20 (APKWS) là một thiết kế chuyển đổi rocket không điều khiển Hydra 70 với bộ dẫn đường bằng laser để biến chúng thành đạn có điều khiển chính xác. Rocket Hydra 70 là rocket không điều khiển cân bằng bằng cánh có đường kính 70mm, chủ yếu được sử dụng trong vai trò không đối đất, có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau.
MAI HƯƠNG (Tổng hợp)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.