Quân sự thế giới hôm nay (4-10): Mỹ bán tên lửa chống tăng TOW cho Oman
Quân sự thế giới hôm nay (4-10-2023) có những nội dung sau: Mỹ bán tên lửa chống tăng TOW cho Oman, Tập đoàn Antonov sẽ sản xuất UAV trinh sát và chiến đấu Aarok,
* Mỹ bán tên lửa chống tăng TOW trị giá 70 triệu USD cho Oman
Chính quyền của Tổng thống Biden sẽ báo cáo trước Quốc hội hôm nay về kế hoạch bán tên lửa chống tăng TOW trị giá 70 triệu USD cho Oman. Giao dịch này sẽ bao gồm 301 tên lửa TOW dẫn đường quang học cùng với sự hỗ trợ từ kỹ thuật từ các nhà thầu Mỹ. Nhà thầu chính sẽ là Raytheon Missile & Defense, có trụ sở tại thành phố Tucson, bang Arizona.
Một lính thủy quân lục chiến Mỹ mang tên lửa chống tăng "TOW" ở Sa mạc Kuwaiti gần biên giới Iraq năm 2003. Ảnh: Getty Images |
Oman, quốc gia có chung biên giới với Yemen, hiện vẫn đang cố gắng củng cố tiềm lực quốc phòng của mình trong bối cảnh xung đột ở khu vực Trung Đông vẫn đang tiềm ẩn nhiều bất ổn. Khi xung đột bắt đầu trở nên căng thẳng vào năm 2016, Oman đã từng đặt mua khoảng 400 quả tên lửa TOW 2B của Mỹ để phục vụ cho chương trình tích hợp quốc phòng trên mặt đất của họ.
Oman là quốc gia duy nhất trong những thành viên của Hội đồng Hợp tác của Vùng Vịnh không tham gia vào các hoạt động quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu để chống lại phiến quân Houthi ở Yemen. Nước này cũng đang cố gắng đóng vai trò trung gian để chấm dứt xung đột xảy ra ở biên giới Yemen.
Chính quyền Mỹ đã ngừng bán vũ khí tấn công cho liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu ngay sau khi Tổng thống Biden nhậm chức vào năm 2021. Mặc dù vậy, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn luôn khẳng định những cam kết đảm bảo an ninh cho các quốc gia Vùng Vịnh.
* Tập đoàn Antonov sẽ sản xuất UAV trinh sát và chiến đấu Aarok
Công ty Turgis & Gaillard của Pháp đã ký hợp đồng với Tập đoàn Antonov để sản xuất các UAV trinh sát và chiến đấu Aarok tại Ukraine, theo Tờ La Tribune.
UAV trinh sát và chiến đấu Aarok và hệ thống vũ khí đính kèm. Ảnh:mil.in.ua |
Jean-François Ferle, cố vấn quân sự của Công ty Turgis & Gaillard và là người từng là Cơ quan Tình báo Quân đội (DRM), đã ký kết thỏa thuận trong chuyến thăm Kyiv mới đây.
Aarok được nhà sản xuất xác định là một loại UAV trinh sát và chiến đấu “hạng nặng” nhờ khả năng chở hàng nặng lên đến 1,5 tấn. Chiếc UAV này có thể mang theo một lượng lớn vũ khí khác nhau.
Điều này cho phép nó thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phòng không tầm gần, ngăn chặn các mục tiêu trên không, phối hợp các cuộc tấn công, thực hiện nhiệm vụ trinh sát và trấn áp hệ thống phòng không đối phương.
* Không quân Mỹ đầu tư 39 triệu USD phát triển phần mềm điều khiển phòng không
Hôm 3-10, Không quân Mỹ đã bàn giao 39 triệu USD cho Raytheon, tập đoàn công nghệ quốc phòng và hàng không vũ trụ đa quốc gia có trụ sở tại Waltham, Massachusetts, để phát triển thử nghiệm một hệ thống phần mềm chỉ huy và điều khiển hệ thống phòng không chống lại các mối đe dọa từ tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV). Mô hình thử nghiệm này sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học để phân tích các mối đe dọa dựa trên các cảm biến như gắn trên radar, sau đó đề xuất cho lực lượng điều khiển lựa chọn phương án phòng thủ tốt nhất như sử dụng tên lửa hoặc các loại vũ khí khác.
Hệ thống tên lửa đất đối không của Mỹ. Ảnh: Tạp chí Hàng không vũ trụ & Quốc phòng Kongsberg. |
"Chúng tôi sẽ đem đến các thiết bị hỗ trợ độc đáo cùng với nhiều bộ phận phức hợp từ các đối tác để hỗ trợ người chỉ huy đưa ra quyết định chính xác trong cuộc tấn công phức tạp, đồng thời giảm bớt gánh nặng về nhân lực trong quá trình điều hành hệ thống," Paul Ferraro, Giám đốc phát triển Chương trình Phòng không của Tập đoàn Raytheon, nói với báo chí.
Mặc dù Lục quân Mỹ có năng lực hàng đầu trong lĩnh vực phòng không, nhưng lực lượng Không quân nước này cũng đang tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực kể trên trong cố gắng bảo vệ các căn cứ không quân nhỏ ở khu vực Thái Bình Dương khỏi các cuộc tấn công của máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Việc những loại vũ khí như vậy được sử dụng rộng rãi trong cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã thúc đẩy Quân đội Mỹ tập trung phát triển hệ thống phòng không đa tầng có khả năng ngăn chặn nhiều mối đe dọa khác nhau.
Gói đầu tư trị giá 39 triệu USD được cấp sau khoảng một năm kể từ khi Tập đoàn Raytheon và Công ty Kongsberg Defense & Aerospace của Na Uy, phối hợp với Viện Nghiên cứu Không quân Mỹ, thử nghiệm phần mềm chỉ huy và điều hành trên Hệ thống Tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS), một hệ thống có thể phóng nhiều loại tên lửa để tiêu diệt mục tiêu ở tầm ngắn, tầm trung hoặc tầm xa.
Trong cuộc thử nghiệm, các radar của Quân đội Mỹ đã cung cấp thông tin mục tiêu cho Trung tâm điều khiển và chỉ huy Tác chiến Không gian của Tập đoàn Raytheon (BC3), một phần mềm kết nối các hệ thống cảm biến với vũ khí, phân tích các mối đe dọa và đề xuất các phương án phòng thủ.
"Người chỉ huy sẽ sử dụng thông tin đó để quyết định phương án tiêu diệt bằng cách lựa chọn và phóng các loại tên lửa hiệu quả nhất từ hệ thống phóng tên lửa đa tầng NASAMS," đại diện tập đoàn Raytheon đã viết trong một thông cáo báo chí tại thời điểm đó.
Cấu trúc mở của hệ thống này cho phép nó kết hợp với các loại cảm biến và vũ khí trong tương lai. Bên cạnh việc thử nghiệm liên quan đến tên lửa AIM-9X và AMRAAM vào năm ngoái, Không quân Mỹ đang tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu về tác chiến điện tử và hỏa lực điều khiển để chống lại số lượng lớn máy bay không người lái với chi phí trên mỗi lần phóng thấp hơn so với việc sử dụng AIM-9 hoặc AMRAAM, mỗi viên có thể trị giá hàng trăm nghìn đô la.
TRUNG THÀNH (tổng hợp)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.