• Click để copy

Quân sự thế giới hôm nay (5-4): Trung Quốc phản đối Mỹ tăng căn cứ quân sự ở Philippines

Quân sự thế giới hôm nay (5-4) có những thông tin đáng chú ý sau: Pháp tăng mạnh chi tiêu quân sự lên 413 tỷ EUR trong 7 năm; Trung Quốc phản đối Philippines tăng thêm 4 căn cứ quân sự cho quân đồn trú Mỹ; vũ khí Israel chiếm lĩnh thị trường châu Âu.

* Pháp tăng chi tiêu quân sự lên con số kỷ lục 413 tỷ EUR trong 7 năm tới

Bộ trưởng Quân đội Sébastien Lecornu cho biết mức tăng chi tiêu cho các chương trình quân sự lên 413 tỷ EUR là cần thiết do những diễn biến xấu đi của địa chính trị khu vực và thay đổi trong công nghệ quân sự. Đề xuất này được quy định chi tiết trong Dự luật Quy hoạch quân sự giai đoạn 2024-2030 và sẽ nâng ngân sách quốc phòng từ 44 tỷ EUR năm 2023 lên 69 tỷ EUR vào năm 2030.

Pháp tăng mạnh chi tiêu cho các chương trình quân sự lên 413 tỷ EUR trong 7 năm tới. Ảnh: Hải quân Pháp (từ trang Naval News) 

Pháp tăng mạnh chi tiêu cho các chương trình quân sự lên 413 tỷ EUR trong 7 năm tới. Ảnh: Hải quân Pháp (từ trang Naval News) 

Giải trình về mức tăng từ 3 đến 4 tỷ EUR ngân sách quốc phòng mỗi năm từ nay đến 2030, Bộ trưởng Sébastien Lecornu cho biết đây là mức tăng phù hợp để ngăn chặn các mối đe dọa trong đó có khủng bố, hỗ trợ Ukraine, quân sự hóa không gian, và phòng ngừa các cuộc tấn công mạng có mức độ tinh vi ngày càng tăng. Dự luật này sẽ được Quốc hội thông qua trước ngày 14-4. Bộ Quốc phòng Pháp cũng đề xuất ngân sách 6,5 tỷ EUR cho các chương trình không gian quân sự giai đoạn 2024-2030 và khoản chi bổ sung 1,5 tỷ EUR cho năm 2023 nhằm thực hiện “các tình huống tác chiến khẩn cấp”, đặc biệt là trong đối phó với máy bay không người lái, một trong những điểm yếu của quân đội Pháp.

* Trung Quốc cảnh bảo căng thẳng leo thang sau khi Philippines xác định thêm 4 căn cứ quân sự cho lực lượng Mỹ đồn trú  

Phản ứng trước thông tin Văn phòng Tổng thống Philippines thông báo danh sách 4 căn cứ quân sự bổ sung cho lực lượng Mỹ, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói: “Rõ ràng Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực với tâm lý được ăn cả ngã về không để theo đuổi những lợi ích ích kỷ của bản thân. Điều này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng, xói mòn hòa bình và ổn định trong khu vực”. Bà Mao Ninh kêu gọi các nước trong khu vực “cân nhắc những gì phù hợp với khu vực và cùng có lợi để đưa ra một lựa chọn vì hòa bình và ổn định khu vực cũng như lợi ích của chính họ”.

Trung Quốc phản đối Philippines bổ sung thêm 4 căn cứ quân sự cho lực lượng đồn trú Mỹ. Ảnh: AP 

Trung Quốc phản đối Philippines bổ sung thêm 4 căn cứ quân sự cho lực lượng đồn trú Mỹ. Ảnh: AP 

Trước đó, ngày 4-4, chính quyền Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. đã xác định 4 căn cứ quân sự mới “phù hợp và cùng có lợi” theo Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) với Washington. Bốn căn cứ quân sự này bao gồm Căn cứ hải quân Camilo Osias, Sân bay Lal-lo, Doanh trại Melchor Dela Cruz và Căn cứ không quân trên đảo Balabac. Năm căn cứ trước đó là Antonio Bautista ở Palawan, Basa ở Pampanga, Magsaysay ở Nueva Ecija, Benito Ebuen ở Cebu và Lumbia ở Mindanao.

* Vũ khí Israel đang dần chiếm lĩnh thị trường châu Âu. Theo Defense Express, trong một thông báo của Trung tâm báo chí Bộ Quốc phòng, Hà Lan nhấn mạnh sự cần thiết phải mua hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm ngắn, tầm trung và tầm xa. Điều lý thú là Bộ Quốc phòng Hà Lan đã đưa ra những so sánh giữa hệ thống HIMARS của Mỹ và PULS của Israel. Cụ thể, Bộ Quốc phòng Hà Lan nhận định, so với HIMARS, hệ thống PULS của có thể mang nhiều đạn tên lửa hơn và Hà Lan cũng có thể mua được nhiều tên lửa hơn với cùng một ngân sách. Trong tương lai, đạn của PULS cũng phù hợp với hệ thống đạn của châu Âu hơn. 

Hệ thống pháo phản lực PULS của Israel có thể mang nhiều đạn tên lửa hơn so với HIMARS của Mỹ. Ảnh: Elbit System 

Hệ thống pháo phản lực PULS của Israel có thể mang nhiều đạn tên lửa hơn so với HIMARS của Mỹ. Ảnh: Elbit System 

Thông báo đề cập đến việc Hà Lan có thể sẽ chuyển sang sử dụng hệ thống pháo phản lực PULS của Israel trên chiến trường. Hệ thống PULS có độ chính xác cao với 16 tên lửa 122mm tầm bắn 35km và 2 tên lửa Predator Hawk có tầm bắn lên đến 300 km. Thêm một ưu điểm của hệ thống PULS là đạn tên lửa của nó rẻ hơn và Israel giao hàng nhanh hơn. Từ những lợi thế so sánh trên cùng với việc Đan Mạch đã ký hợp đồng mua PULS trước đó và thông tin cho rằng Đức đang có kế hoạch phát triển hệ thống pháo phản lực tương tự HIMARS của riêng mình dựa trên hệ thống PULS, có thể thấy hệ thống pháo phản lực của Israel nói riêng và vũ khí Israel nói chung đang dần chiếm lĩnh thị trường châu Âu.

QUÝ CHUNG (thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).