Quân sự thế giới hôm nay (8-2): Hệ thống phòng không mới của Thổ Nhĩ Kỳ so kè với Pantsir-S1
Quân sự thế giới hôm nay (8-2) có những nội dung sau: Hệ thống phòng không mới của Thổ Nhĩ Kỳ vượt trội so với Pantsir-S1? Đức đặt hàng hệ thống pháo phản lực PULS của Israel; Australia hoàn tất thử nghiệm UAS MQ-4C Triton thứ ba.
* Hệ thống phòng không mới của Thổ Nhĩ Kỳ vượt trội so với Pantsir-S1?
Theo Sam Cranny-Evans, hệ thống phòng không Gurz 150 của Thổ Nhĩ Kỳ đã đi vào sản xuất hàng loạt năm 2024, được định vị là một giải pháp thay thế tiềm năng cho Pantsir-S1 của Nga.
![]() |
Hệ thống phòng không Gurz 150 được trang bị pháo phòng không 35mm, 4 tên lửa phòng không tầm cực ngắn Sungur (VSHORAD), 4 tên lửa phòng không tầm ngắn (SHORAD) và một súng máy. Ảnh: Army Recognition |
Hệ thống này lần đầu được giới thiệu tại các triển lãm quốc tế như Triển lãm Quốc phòng Thế giới 2024 tại Saudi Arabia và SAHA 2024 tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Gurz 150 được thiết kế là hệ thống phòng không và tên lửa đa hiệu ứng, có khả năng hoạt động tự động, đánh giá mối đe dọa và phân bổ vũ khí, thông qua thuật toán điều khiển hỏa lực, tích hợp những tiến bộ có thể mang lại lợi thế so với các hệ thống hiện có như Pantsir-S1.
Gurz 150 tích hợp khả năng chế áp cứng (hard kill) và chế áp mềm (soft kill) để phòng thủ điểm. Hệ thống được trang bị pháo tự động 35mm, có khả năng bắn đạn nổ trên không và các biến thể trên đất liền của tên lửa không đối không Gokdogan và Bozdogan.
Hệ thống này có radar thu thập mục tiêu và radar giao chiến. Cấu hình cuối cùng dự kiến sẽ kết hợp các biện pháp phòng thủ bổ sung, chẳng hạn như gây nhiễu RF, radar tìm kiếm và kiểm soát hỏa lực AESA, máy gây nhiễu Kangal và vũ khí laser Gokberk. Các hệ thống vũ khí phụ của hệ thống bao gồm pháo phòng không 35mm, 4 tên lửa phòng không tầm cực ngắn (VSHORAD), 4 tên lửa phòng không tầm ngắn (SHORAD) và một súng máy bảo vệ.
Gurz 150 có khả năng tấn công nhiều mối đe dọa trên không, bao gồm máy bay không người lái (UAV), trực thăng, máy bay cánh cố định và tên lửa siêu thanh. Được đặt trên xe chiến thuật bánh lốp 8x8, Gurz 150 có thể di chuyển và triển khai nhanh chóng; có hệ thống hỗ trợ chức năng bắn khi đang di chuyển; thời gian phản ứng nhanh và khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống.
So với Pantsir-S1, Gurz 150 có thiết kế dạng mô-đun với radar AESA và khả năng tác chiến điện tử. Trong khi cả hai hệ thống đều cung cấp khả năng phòng thủ điểm, Gurz 150 sử dụng phương pháp tiếp cận nhiều lớp, bao gồm các biện pháp chế áp cứng và chế áp mềm. Hơn nữa, Gurz 150 có thể hoạt động độc lập hoặc tác chiến hiệp đồng.
* Đức đặt hàng hệ thống pháo phản lực PULS của Israel
Công ty quốc phòng Elbit Systems của Israel đã ký hợp đồng trị giá 57 triệu USD để cung cấp hệ thống pháo phản lực PULS cho Lực lượng vũ trang Đức.
Thỏa thuận này là một phần trong thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Hà Lan, Israel và Đức, cho phép tích hợp các hệ thống pháo phản lực tiên tiến để nâng cao năng lực của Quân đội Đức.
![]() |
PULS là hệ thống pháo phản lực phóng loạt do Israel phát triển. Ảnh: Elbit Systems |
Các hệ thống được cung cấp sẽ trải qua quá trình thử nghiệm của cơ quan mua sắm BAAINBw của Đức và các trung tâm thử nghiệm kỹ thuật có liên quan, để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc của Quân đội Đức. Các đánh giá này rất quan trọng nhằm đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả hoạt động của các hệ thống.
PULS là hệ thống pháo phản lực phóng loạt do Israel phát triển, cung cấp độ chính xác cao và tính linh hoạt trong hoạt động. Hệ thống này có thể bắn nhiều loại tên lửa có cỡ nòng khác nhau, từ 122mm đến 370mm, cho phép đáp ứng nhiều nhu cầu hoạt động khác nhau. Tầm bắn tối đa của hệ thống là 300km, cung cấp khả năng tấn công tầm xa. Đây là lợi thế chiến lược cho các lực lượng sử dụng hệ thống.
PULS có kiến trúc mở, cho phép tích hợp dễ dàng với các hệ thống phòng thủ và chỉ huy khác, khiến nó trở thành một vũ khí có giá trị với các lực lượng vũ trang đang tìm cách hiện đại hóa khả năng pháo binh và cải thiện sự phối hợp với các nền tảng khác.
* Australia hoàn tất thử nghiệm UAS MQ-4C Triton thứ ba
Hệ thống máy bay không người lái MQ-4C Triton thứ ba của Không quân Hoàng gia Australia (RAAF), hay còn gọi là "AUS3", đã hoàn tất các cuộc thử nghiệm bay.
Các thử nghiệm bổ sung sẽ được thực hiện trước khi máy bay được giao chính thức, dự kiến sẽ trùng với thời điểm giao chiếc Triton thứ hai.
![]() |
MQ-4C Triton là hệ thống máy bay không người lái trinh sát và tuần tra hàng hải do Northrop Grumman phát triển. Ảnh: Northrop Grumman |
Chiếc Triton thứ ba dự kiến sẽ được chuyển đến Căn cứ Không - Hải quân Patuxent River ở Maryland. Tại đây, nó sẽ trải qua quá trình thử nghiệm hiệu chuẩn cùng với chiếc máy bay thứ hai.
Australia nhận UAS MQ-4C Triton đầu tiên vào tháng 8-2024 và dự kiến sẽ nhận thêm 2 chiếc nữa trong năm nay. Nền tảng này được thiết kế để bổ sung cho các hoạt động của máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon.
MQ-4C Triton là hệ thống máy bay không người lái trinh sát và tuần tra hàng hải do Northrop Grumman phát triển. Hệ thống này được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ giám sát trên các khu vực biển rộng lớn, đặc biệt tập trung vào việc phát hiện và phân tích các mối đe dọa trên biển.
Triton cần 4 nhân viên giám sát các hoạt động và kiểm soát nhiệm vụ. Máy bay được trang bị động cơ Rolls-Royce F137, có sải cánh dài rộng 39,9m, chiều dài 14,5m và chiều cao 4,6m.
Với trọng lượng rỗng là 6.781kg, Triton có khả năng đạt tốc độ tối đa 575km/giờ và có thể bay liên tục trong 24 giờ không gián đoạn.
QUỲNH OANH (tổng hợp)
Tin mới
Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 bắt giữ sà lan vận chuyển trái phép hơn 100 tấn phân đạm URE
Tiếp tục đẩy mạnh Đợt thi đua cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 22-2, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ 1 phương tiện thủy nội địa (sà lan) đang vận chuyển trái phép khoảng hơn 100 tấn phân đạm URE trên vùng biển Tây Nam.
Thực hiện đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên với tinh thần thần tốc như mạch 3
Dự án đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) sẽ là một trong những công trình trọng điểm vừa đáp ứng việc giải tỏa công suất của các dự án điện khu vực Tây Bắc ở thời điểm hiện tại và tương lai, vừa sẵn sàng cho việc nhập khẩu điện từ nước bạn Trung Quốc khi Việt Nam có nhu cầu. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu trong tháng 2-2025, chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải triển khai khởi công dự án.
Không khí lạnh tăng cường đến Bắc Bộ từ sáng 23-2
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, gần sáng 23-2, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5, có nơi giật cấp 6.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ thông tin “người nhà tố bệnh viện tắc trách làm sản phụ mất con”
Ngày 22-2, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bệnh viện Phụ sản Trung ương về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với sản phụ Q.A.
Người dân TP Hồ Chí Minh "tự bảo vệ" trước dịch cúm mùa
Tuy TP Hồ Chí Minh đã vào mùa khô mang khí hậu nóng ẩm đặc trưng, thế nhưng, những cơn mưa trái mùa và những cơn gió lạnh vào các buổi sáng sớm hay tối muộn tại thành phố cũng khiến người dân dè chừng vì đây là những lúc dễ dàng mắc căn bệnh cúm mùa. Để phòng ngừa bệnh, người dân thành phố đã chủ động đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm ngừa cúm mùa.
Việt Nam sắp có vaccine tay chân miệng
Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty dược phẩm Substipharm Biologics (Thụy Sĩ) để sớm đưa vaccine tay chân miệng về Việt Nam.