Sáu chữ "không" trong đấu tranh, phát hiện, xử lý tham nhũng; tội phạm kinh tế, tham nhũng gắn với “lợi ích nhóm” có chiều hướng gia tăng
Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo và thực hiện bài bản, đồng bộ, quyết liệt, khẳng định quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”; từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh để “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng. Tiến hành 7.844 cuộc thanh tra hành chính, 195.326 cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành, phát hiện vi phạm về kinh tế 79.102,2 tỷ đồng, 10.621,2 ha đất
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trình bày Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 trong phiên họp sáng 08/11. Ảnh ĐĂNG KHOA.
Sáng 08/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 trước Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, năm 2022, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và đạt nhiều kết quả quan trọng, có nhiều mặt cao hơn năm trước.
Trong chỉ đạo, điều hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 theo chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhất là sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Cụ thể, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 7.844 cuộc thanh tra hành chính và 195.326 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 79.102,2 tỷ đồng, 10.621,2ha đất; trong đó kiến nghị thu hồi 27.168 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 538 vụ, 306 đối tượng…
Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 36.293,5 tỷ đồng, gồm: tăng thu ngân sách nhà nước 3.263 tỷ đồng; giảm chi ngân sách Nhà nước 17.767,3 tỷ đồng; kiến nghị khác 14.464,7 tỷ đồng; giảm lỗ 798,5 tỷ đồng. Chuyển 8 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan điều tra để xử lý theo thẩm quyền.
Năm 2022 có 19 người đứng đầu đã bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng (xử lý hình sự 10 người, cách chức 01 người, cảnh cáo 05 người, khiển trách 03 người). Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu đã có tác dụng răn đe, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
Tham nhũng gắn với “lợi ích nhóm” có chiều hướng gia tăng
Tham nhũng gắn với “lợi ích nhóm” có chiều hướng gia tăng. Ảnh minh họa internet.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết: Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với những đánh giá của Chính phủ về tình hình tham nhũng năm 2022. Theo đó, tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, khó lường hơn, xảy ra trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước; tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp.
Ủy ban Tư pháp nhận thấy, tội phạm về kinh tế, tham nhũng gắn với “lợi ích nhóm” có chiều hướng gia tăng; nhiều vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong các lĩnh vực y tế, đất đai, đấu thầu, đấu giá, chứng khoán… xảy ra ở cả khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước; một số hành vi tham nhũng phổ biến trong lĩnh vực y tế vẫn tiếp tục tiếp diễn như: thông đồng, nâng khống giá trị thiết bị, vật tư y tế trong đấu thầu; lợi dụng chủ trương xã hội hóa tại các cơ sở y tế công để trục lợi…
tình trạng móc nối, tiếp tay của cán bộ nhà nước đối với doanh nghiệp để trục lợi, chiếm đoạt tài sản của nhà nước còn diễn ra nhiều ở một số lĩnh vực như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý thuế, hải quan…
Bên cạnh đó, tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chậm được khắc phục. Tình hình tội phạm tham nhũng trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
Trên cơ sở đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là của người đứng đầu trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật.
Ngày 25/01/2022, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã công bố Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2021, theo đó Việt Nam được đánh giá đạt 39/100 điểm, đứng thứ 87 trong số 180 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, (tăng 3 điểm và tăng 17 bậc so với năm 2020).
Thạch Thảo (t/h)
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.