Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong: 9 tháng năm 2022, thu hồi hơn 1.000 tỷ đồng tài sản tham nhũng
Trong phiên chất vấn đại biểu Quốc hội sáng 5-11, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, 9 tháng năm 2022, đã thu hồi hơn 1.000 tỷ đồng tài sản tham nhũng, gấp đôi năm 2021.
Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp
Nêu câu hỏi chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) đánh giá, thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng quyết liệt, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp, tham nhũng trên một số lĩnh vực còn diễn biến nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội. Đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới.
![]() |
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, thời gian qua, cơ quan chức năng đã thực hiện tốt công tác thu hồi tài sản tham nhũng, tỷ lệ thu hồi năm sau cao hơn năm trước. Ảnh: VPQH. |
Trả lời đại biểu Dương Khắc Mai, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong thừa nhận đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Vì vậy, tháng 6-2021, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW về nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự, kinh tế. Thời gian qua, cơ quan chức năng đã thực hiện tốt công tác này, tỷ lệ thu hồi năm sau cao hơn năm trước.
Số liệu thống kê cho thấy, 9 tháng năm 2022, thanh tra đã đôn đốc gần 5.600 kết luận thanh tra, thu hồi hơn 1.000 tỷ đồng, đạt 60% - gấp đôi năm 2021; xử lý 1.700 tổ chức và 4.800 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 76 vụ với 93 đối tượng. Khoảng 1.800 vụ đã thi hành án với hơn 15.000 tỷ đồng…
Tuy nhiên, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhìn nhận, tỷ lệ thu hồi tham nhũng còn thấp. Thời gian tới, cơ quan thanh tra sẽ hoàn thiện pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng; tăng cường xử lý sau thanh tra về thu hồi tài sản tham nhũng; chủ động có biện pháp kê biên, phong tỏa tài sản bảo đảm xử lý sau thanh tra, thi hành án; tăng cường hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp để thu hồi tài sản tham nhũng với các vụ việc có yếu tố nước ngoài.
"Khi vụ án xảy ra, nếu người tham nhũng nộp lại tiền thì sẽ được xem xét giảm thời gian thi hành án", Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết thêm.
Tiến hành nhiều cuộc thanh tra đột xuất, phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng
Liên quan đến hoạt động thanh tra đột xuất, đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau) nêu vấn đề: Từ ngày nhậm chức đến nay, Tổng Thanh tra Chính phủ đã chủ động chỉ đạo hoạt động thanh tra đột xuất liên quan các vụ việc tham nhũng trong ngành thanh tra như thế nào và kết quả ra sao.
Đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau). Ảnh: VPQH. |
Trả lời đại biểu Lê Thanh Vân, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, việc thanh tra đột xuất được thực hiện theo yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, của Chính phủ, Thủ tướng. Căn cứ vào chỉ đạo, Thanh tra Chính phủ đã tập trung cao độ, khẩn trương, tiến hành nhiều cuộc thanh tra đột xuất, quy mô lớn, phức tạp, phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xử lý; chuyển nhiều hồ sơ sai phạm của cán bộ sang Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý theo thẩm quyền.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhắc đến một số vụ việc như: Vụ việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn, AVG, dự án nhiệt điện Thái Bình 2, Gang thép Thái Nguyên, vụ thuốc ung thư tại công ty cổ phần VNPharma và các dự án đất đai; việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, trang thiết bị vật tư, sinh phẩm, kit xét nghiệm...
“Các cuộc thanh tra đột xuất này đều được thực hiện với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm cao nhất để báo cáo ban chỉ đạo, Thủ tướng, Chính phủ", Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nói.
NGUYỄN THẢO – CHIẾN THẮNG
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.