• Click để copy

Sáu lọ thuốc hiếm WHO viện trợ khẩn cấp đã về đến Việt Nam

Thông tin từ Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết: Sáu lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Thụy Sĩ đã về đến Thành phố Hồ Chí Minh để kịp thời điều trị bệnh nhân ngộ độc botulinum.

Theo Cục Quản lý Dược, ngộ độc botulinum là ngộ độc do nhiễm độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum. Ngộ độc này rất hiếm xảy ra, ở Việt Nam và trên thế giới.

Nguyên nhân chính là do người bệnh nhiễm độc tố vi khuẩn trong thực phẩm kém chất lượng, ăn phải các loại thức ăn bảo quản không tốt. Từ năm 2020 đến nay rải rác có một vài ca bệnh/năm, gần đây có 3 ca tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do bệnh này rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh này (thuốc BAT) trên thế giới cũng rất hiếm. Vì vậy, đây là thuốc không dễ chủ động về nguồn cung. Bên cạnh đó giá của thuốc này cũng rất cao. BAT hiện chưa nằm trong danh mục các thuốc được bảo hiểm chi trả.

 Nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy chăm sóc tích cực cho bệnh nhân ngộ độc Botulinum. Ảnh tư liệu: TTXVN 

 Nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy chăm sóc tích cực cho bệnh nhân ngộ độc Botulinum. Ảnh tư liệu: TTXVN 

Trước đó, chiều 23-5, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có buổi làm việc trực tiếp với văn phòng WHO tại Hà Nội và đề nghị phía WHO hết sức hỗ trợ thuốc điều trị ngộ độc botulinum cho Việt Nam.

Ngay sau đó, WHO đã quyết định viện trợ khẩn cấp thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent cho các bệnh nhân bị ngộ độc botulinum đang được điều trị tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Với sự nỗ lực của Cục Quản lý dược, các cơ quan chức năng của Việt Nam và sự hỗ trợ rất kịp thời của WHO, 6 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sĩ đã về đến Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 24-5.

Về giải pháp căn cơ, Bộ Y tế cho biết, để chủ động hơn với các thuốc chống ngộ độc nói riêng, các thuốc hạn chế về nguồn cung nói chung, Bộ Y tế đã báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ; Thủ tướng đã đồng ý và chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.

Trong các giải pháp thực hiện, một giải pháp quan trọng là thành lập các trung tâm tồn trữ thuốc hiếm nguồn cung tại các vùng kinh tế - xã hội và đặc biệt là cơ chế để có thể thanh toán các thuốc hiếm về nguồn cung đã tồn trữ nhưng hết hạn do không phải dùng đến vì không có bệnh nhân.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân cần hết sức lưu ý, không bảo quản, sử dụng thức ăn đã được chế biến từ lâu, đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh nguy cơ ngộ độc nói chung, ngộ độc độc tố botulinum nói riêng.

VIỆT CHUNG

Bài liên quan

Tin mới

Kết quả kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2025
Kết quả kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2025

Từ ngày 11 tháng 4 năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tham gia Đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2025 do Sở Công thương tỉnh An Giang chủ trì.

Thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm là thực phẩm nhập lậu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm là thực phẩm nhập lậu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Triển khai Kế hoạch số 39/KH-QLTT ngày 09/4/2025 của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025; ngày 27/04/2025, Đội QLTT số 1 thuộc Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã kiểm tra và xử lý 17.500 sản phẩm là thực phẩm gồm: xúc xích, chân gà, cánh gà, ớt bột nhập lậu có tổng trị giá gần 30 triệu đồng.

Giám sát thị trường hàng hóa trong dịp Lễ 30/4 và Quốc tế Lao động 01/5
Giám sát thị trường hàng hóa trong dịp Lễ 30/4 và Quốc tế Lao động 01/5

Nhằm góp phần ổn định thị trường phục vụ tiêu dùng của người dân trong dịp Lễ 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 01/5, ngày 25 tháng 4 năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình, Ban Quản lý chợ giám sát thị trường hàng hóa trong dịp Lễ 30/4 và ngày 01/5 sắp tới theo công văn chỉ đạo số 510/TTTN-VN ngày 23 tháng 4 năm 2025 của Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng giảm
Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng giảm

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 18-4 đến 25-4), toàn thành phố ghi nhận 198 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; số mắc giảm 13 ca so với tuần trước.

Số ca nghi mắc sởi tiếp tục giảm
Số ca nghi mắc sởi tiếp tục giảm

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong tuần 17 (từ ngày 19-4 đến 25-4), cả nước ghi nhận 3.942 trường hợp nghi sởi, giảm 4,3% so với tuần trước (4.122 trường hợp).

Hà Nội: Cháy nhà dân trong đêm tại phố Định Công Hạ, 3 người thiệt mạng
Hà Nội: Cháy nhà dân trong đêm tại phố Định Công Hạ, 3 người thiệt mạng

Rạng sáng 28-4, ngôi nhà cao 4 tầng một tum trên phố Định Công Hạ (Hoàng Mai) bốc cháy khiến 3 người thiệt mạng