Saudi Arabia nỗ lực thúc đẩy hiệp ước an ninh với Mỹ
Thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel của Saudi Arabia để đổi lấy một hiệp ước an ninh chính thức với Washington-đã bị đóng băng kể từ khi cuộc xung đột Israel-Hamas bùng phát-nay đứng trước cơ hội được "hồi sinh"
Ngày 2-2, Reuters dẫn một số nguồn đáng tin cậy cho hay, Saudi Arabia sẵn sàng chấp nhận cam kết chính trị từ Israel về giải pháp hai nhà nước như một điều kiện để nối lại bình thường hóa quan hệ với Tel Aviv, đổi lấy việc ký kết hiệp ước an ninh với Washington mà Riyadh hy vọng sẽ hoàn tất trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 năm nay. Nỗ lực ngoại giao kéo dài nhiều tháng do Mỹ làm trung gian nhằm bình thường hóa quan hệ Saudi Arabia-Israel đã bị Riyadh gác lại hồi tháng 10 năm ngoái, trước cơn thịnh nộ của thế giới Arab đối với cuộc chiến ở dải Gaza.
Theo các nguồn thạo tin, Saudi Arabia đang ngày càng quan tâm đến việc tăng cường năng lực quốc phòng, tránh mối đe dọa từ đối thủ tiềm tàng để có thể thực hiện kế hoạch đầy tham vọng nhằm chuyển đổi nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.
Một hiệp ước với Washington-nếu được ký kết-sẽ trao cho quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới sự bảo đảm an ninh của Mỹ, đổi lấy việc Riyadh bình thường hóa quan hệ với Tel Aviv, giúp định hình lại Trung Đông, mặt khác, thắt chặt mối quan hệ ràng buộc giữa Riyadh với Washington trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực ngày càng gia tăng.
![]() |
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman Al Saud và Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 9-9-2023. Ảnh: AP |
“Một mũi tên trúng nhiều đích”, sự kiện bình thường hóa quan hệ với Saudi Arabia cũng sẽ giúp tăng cường khả năng phòng thủ của Israel trước đối thủ Iran và mang lại cho Tổng thống Mỹ Joe Biden một chiến thắng ngoại giao đủ để ghi dấu ấn ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tới đây.
Chưa rõ hiệp ước an ninh với Washington của Riyadh liệu có sớm được hoàn tất, khi mà nó còn phải đối mặt với nhiều trở ngại. Đến nay, chưa bên nào đủ khả năng ấn định một kết thúc cho cuộc xung đột ở dải Gaza. Các quan chức Saudi Arabia đã nói với những người đồng cấp Mỹ rằng Riyadh không yêu cầu Israel thực hiện các bước đi cụ thể để thành lập một nhà nước Palestine, thay vào đó, Riyadh muốn Israel đưa ra cam kết sẵn sàng chấp nhận giải pháp hai nhà nước. Saudi Arabia cũng kêu gọi Mỹ gây sức ép buộc Israel chấm dứt các cuộc tấn công quân sự ở dải Gaza. Ngay khi đó, Riyadh sẽ bình thường hóa quan hệ với Tel Aviv và hỗ trợ tái thiết dải Gaza.
Dĩ nhiên, bình thường hóa quan hệ với quốc gia đứng đầu thế giới Arab cũng sẽ là thành công ngoại giao lớn nhất của Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Đối với người Palestine, sự kiện này giúp hồi sinh khát vọng thành lập một nhà nước Palestine độc lập với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của thế giới Arab.
Song hiện tại, trở ngại lớn nhất nằm ở chỗ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu-người dành phần lớn sự nghiệp chính trị của mình để phản đối việc thành lập nhà nước Palestine, như bình luận của Reuters-đã bác bỏ thẳng thừng mọi nguyện vọng của Mỹ và các nước Arab về một nhà nước Palestine sau khi xung đột ở dải Gaza kết thúc. Trong một phát biểu hồi tháng trước, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố Israel phải có quyền kiểm soát an ninh đối với toàn bộ lãnh thổ phía Tây sông Jordan, bất chấp thỏa thuận nào được ký kết trong tương lai gần.
Các nỗ lực ngoại giao của Riyadh được tích cực thúc đẩy với kỳ vọng hiệp ước an ninh với Mỹ được ký kết trong khi Đảng Dân chủ vẫn đang nắm quyền điều hành Nhà Trắng và kiểm soát Thượng viện, cũng như mối lo ngại ngày càng tăng về tầm ảnh hưởng của Iran đối với một số tổ chức tại Iraq, Yemen, Lebanon, Syria và dải Gaza.
Về phía Mỹ, chính quyền Tổng thống Joe Biden tin rằng Thủ tướng Netanyahu sẵn sàng duy trì triển vọng bình thường hóa quan hệ Israel-Saudi Arabia, song ông Netanyahu không có dấu hiệu nhượng bộ việc thành lập một nhà nước Palestine, bởi lẽ điều đó có thể gây bất lợi cho liên minh cực hữu của đương kim Thủ tướng Israel.
HÀ PHƯƠNG
Tin mới
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.