Saudi Arabia và UAE đối mặt với cuộc khủng hoảng béo phì
Saudi Arabia và nước láng giềng Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, khi tỷ lệ béo phì và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến cân nặng tiếp tục gia tăng.
Theo Al Arabiya, Saudi Arabia và UAE nằm trong tốp các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới do tình trạng béo phì. Một khảo sát cho thấy, nếu xu hướng hiện tại được giữ nguyên thì hơn một nửa dân số ở cả hai quốc gia sẽ thừa cân hoặc béo phì vào năm 2035, gây ra nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, giảm chất lượng cuộc sống và tạo ra gánh nặng hàng tỷ USD cho nền kinh tế quốc gia.
Khảo sát cho hay, hơn 3/4 phụ nữ Saudi Arabia (78%) béo phì, khiến vương quốc này đứng thứ năm thế giới sau Tonga, Samoa, Kuwait và Jordan về tỷ lệ phụ nữ béo phì. Trong khi đó, 76% đàn ông Saudi Arabia béo phì, khiến quốc gia này đứng thứ 11 thế giới về chỉ số béo phì toàn cầu. Các dự báo ước tính, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành sẽ tiếp tục tăng khoảng 2,4% hằng năm ở Saudi Arabia nếu không có nỗ lực can thiệp đáng kể ngay từ bây giờ.
![]() |
Nhiều quốc gia vùng Vịnh chứng kiến nạn béo phì gia tăng. Ảnh minh họa: Al Arabiya |
Tương tự, ở UAE, tỷ lệ phụ nữ béo phì chiếm 37,2% dân số, trong khi 40% trẻ trong độ tuổi 11-16 và 20% trẻ dưới 11 tuổi được phân loại là béo phì. Béo phì khiến kinh tế UAE thiệt hại hơn 10,3 tỷ USD do suy giảm nhân sự và năng suất lao động, cộng với thiệt hại trên 1,4 tỷ USD cho các chi phí điều trị những bệnh liên quan đến cân nặng. Con số này dự báo sẽ tăng lên tương ứng là 30,7 tỷ USD và 1,9 tỷ USD vào năm 2035, khi số người trưởng thành mắc bệnh béo phì ở UAE-nếu không được kiểm soát-cán mốc 6,5 triệu người.
Dù được coi là “ngọn hải đăng” dẫn đầu toàn cầu trong nhiều sáng kiến y tế, từ diệt trừ bệnh bại liệt đến các bệnh nhiệt đới bị lãng quên và các chiến lược phòng, chống ung thư cổ tử cung, hiện tại, UAE vẫn tiếp tục vật lộn với cuộc chiến chống béo phì mà nếu không có những nỗ lực vượt bậc, nó sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng trong thập kỷ tới.
MAI VŨ
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.