• Click để copy

Sức bật từ dự trữ phát triển đến động lực phát triển

Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tỉnh Bình Phước đang trở thành một “hiện tượng” ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; là địa phương có tốc độ phát triển nhanh, mạnh, từng bước khẳng định vai trò động lực phát triển trong liên kết vùng. Hội nghị Tỉnh ủy Bình Phước lần thứ 15 năm 2023 vừa qua đã rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định các giải pháp để tạo bước đột phá phát triển mạnh mẽ trong nửa nhiệm kỳ tiếp theo.

Dấu ấn từ Chương trình hành động số 17

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 được triển khai thực hiện trong bối cảnh thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, với những diễn biến khó dự đoán của nền kinh tế trong và ngoài nước, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19... đã tác động rất bất lợi đến việc triển khai các nhiệm vụ đề ra, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Với khát vọng vươn lên, quyết tâm chính trị cao, Bình Phước đã phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các mặt.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước cho biết: Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Tỉnh ủy Bình Phước đã ban hành Chương trình hành động số 17-CTr/TU để triển khai thực hiện. Trong đó, xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm nhằm đưa Bình Phước chuyển từ vị trí "dự trữ phát triển" thành "động lực phát triển" của vùng Đông Nam Bộ. Hướng phát triển mới được xác định bao gồm: Cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh theo hướng tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và giá trị gia tăng cao; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và cải cách thủ tục hành chính; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, xây dựng các chính sách phù hợp, tác động tích cực vào phát triển...

 Thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước phát triển hạ tầng giao thông, quy hoạch đô thị hiện đại. Ảnh: TUYÊN MINH
 Thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước phát triển hạ tầng giao thông, quy hoạch đô thị hiện đại. Ảnh: TUYÊN MINH

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra 15 chỉ tiêu; sau nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện, đánh giá có 12/15 chỉ tiêu theo lộ trình đến cuối nhiệm kỳ sẽ đạt và vượt so với nghị quyết đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2023 ước thực hiện là 7,92% (đạt 88% nghị quyết đại hội); GRDP bình quân đầu người ước thực hiện đến hết năm 2023 là 93,2 triệu đồng (đạt 93,2% nghị quyết đại hội); cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch đúng hướng, ước thực hiện đến hết năm 2023: Công nghiệp-xây dựng chiếm 43,2%; thương mại-dịch vụ chiếm 34,8%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22%; thu hút dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được 110 dự án/tổng số vốn 1.272 triệu USD, lũy kế toàn tỉnh đến nay có 378 dự án FDI, với tổng số vốn hơn 4 tỷ USD...

Bài học kinh nghiệm rút ra từ nửa nhiệm kỳ qua là việc xác định đúng, trúng các mục tiêu, giải pháp đột phá và xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất. “Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã rất quan tâm đến việc ban hành các chủ trương để lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ, các chỉ tiêu nghị quyết đại hội. Tỉnh ủy đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tích hợp thành một chương trình hành động thống nhất, đó là Chương trình hành động số 17-CTr/TU. Đây là nét đổi mới rất rõ rệt của Đảng bộ tỉnh trong việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII và các chương trình hành động của Tỉnh ủy thành các chủ trương, định hướng trên các lĩnh vực một cách đồng bộ, toàn diện. Từ đó tạo nên sự thống nhất trong nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ và triển khai thực hiện có hiệu quả”-đồng chí Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh. Điều này cũng thể hiện sự quyết tâm, đổi mới sáng tạo, nhất quán và tầm nhìn bao quát, tổng thể của Đảng bộ tỉnh trong khát vọng đưa Bình Phước trở thành điểm đến hấp dẫn, trở thành địa phương phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại, nhanh và bền vững.

Tiếp tục ưu tiên, tập trung các chương trình đột phá

Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ nửa nhiệm kỳ sau, Tỉnh ủy Bình Phước chỉ đạo tập trung các nguồn lực tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình hành động số 17-CTr/TU của Tỉnh ủy. Nghị quyết của Đảng phải được thấm sâu vào cuộc sống. Đầu tư kết cấu hạ tầng, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cải cách thủ tục hành chính... là những mũi nhọn đột phá chiến lược để đưa Bình Phước trở thành động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Theo đó, tỉnh tập trung nguồn lực phát triển hệ thống giao thông kết nối Bình Phước với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các sân bay, cảng biển. Đây là nhiệm vụ vừa trọng tâm, vừa ưu tiên, được chỉ đạo quyết liệt, tính toán khoa học, tiết kiệm, hiệu quả cả trong lựa chọn dự án và phân kỳ đầu tư. Xác định các tuyến đường quan trọng để kết nối vùng và nội tỉnh đưa vào quy hoạch mạng lưới giao thông thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, tích hợp vào quy hoạch tỉnh, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hình thành các trục động lực phát triển của tỉnh, kết nối các trung tâm kinh tế, các đô thị. Hợp tác với các tỉnh Đắk Nông, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn để thu hút đầu tư trên các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp-thương mại, giao thông vận tải, giáo dục-đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; dự án khu công nghiệp...

Trong thời gian tới, Bình Phước tập trung nguồn lực triển khai hàng loạt dự án giao thông trọng điểm: Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành; đường cao tốc Bắc-Nam đoạn phía Tây Đắk Nông-Chơn Thành; tuyến đường Đồng Phú-Bình Dương kết nối với tuyến đường Bắc Tân Uyên-Phú Giáo-Bàu Bàng; tuyến đường ĐT753; tuyến đường phía Tây Quốc lộ 13 kết nối Chơn Thành với Hoa Lư; nâng cấp, mở mới các tuyến đường nội tỉnh: ĐT752 (từ trung tâm huyện Hớn Quản kết nối Quốc lộ 14; Quốc lộ 14 đoạn Đồng Xoài-Chơn Thành, Đồng Phú-Chơn Thành; tuyến đường Minh Lập-Bù Nho; Tuyến đường ĐT758... Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành các tuyến nội tỉnh, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành. Phấn đấu đến cuối năm 2023 hoàn thành hồ sơ, thủ tục và lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp Đông Nam Đồng Phú; đến giữa năm 2024, hoàn thành hạ tầng các khu công nghiệp, đến năm 2025, tỷ lệ lấp đầy khoảng 60%. Phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có chất lượng môi trường sống tốt, phù hợp với các khu công nghiệp; phấn đấu đến năm 2025, giải quyết nhu cầu nhà ở cho khoảng 44.000 người.

Năm 2021, Bình Phước có tốc độ tăng trưởng 7,34%, cao nhất so với các địa phương trong vùng và đứng thứ 20 cả nước; năm 2022 tăng 8,42%; 6 tháng đầu năm 2023 ước tăng 7,27%, mức tăng cao nhất so với vùng Đông Nam Bộ. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bình Phước thu hút được 110 dự án FDI, với tổng số vốn 1.272 triệu USD, lũy kế toàn tỉnh có 378 dự án FDI, với tổng số vốn hơn 4 tỷ USD. 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh thu hút được 15 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 610 triệu USD, trong đó có 1 dự án có vốn đăng ký 500 triệu USD, là dự án đầu tư nước ngoài có vốn đăng ký lớn nhất từ trước đến nay.

HOÀNG THU MINH

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.