• Click để copy

“Sức khỏe” của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ thế nào?

“Sức khỏe” của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đang khiến nhiều nghị sĩ tại Đồi Capitol quan ngại, nhất là khi ngành này đóng vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia và được xem là một động lực của nền kinh tế Mỹ.

Theo trang mạng Defense News, trong một báo cáo được công bố hồi cuối tháng 1-2023, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington nhận định, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ “chưa sẵn sàng” nếu như xảy ra xung đột trực diện giữa nước này với một cường quốc.

Theo báo cáo, Washington sẽ cạn kiệt các loại vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa chủ chốt “trong chưa đầy một tuần”. Tại một cuộc điều trần mới đây trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, đại diện ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ là các lãnh đạo Hiệp hội Công nghiệp Hàng không Vũ trụ (AIA), Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng (NDIA) và Hội đồng các Hãng đóng tàu (SCA) cũng thừa nhận khó có thể tăng năng lực sản xuất trong thời gian tới. Họ cho rằng, việc Chính phủ Mỹ thiếu điều chỉnh giá trị các hợp đồng theo lạm phát đã “làm tổn thương” các doanh nghiệp quốc phòng.

“Sức khỏe” của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ thế nào?

 Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 được sản xuất ở một nhà máy của Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ). Ảnh: Defense News

Theo ông Eric Fanning, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành AIA, một số doanh nghiệp quốc phòng thậm chí đã không còn mặn mà với những hợp đồng kéo dài nhiều năm, “khi bóng ma lạm phát đang bào mòn lợi nhuận”.

Về phần mình, Hạ nghị sĩ Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ cho biết, mặc dù các doanh nghiệp quốc phòng Mỹ đã kêu gọi điều chỉnh giá trị các hợp đồng theo lạm phát song Chính phủ lại “từ chối sử dụng thẩm quyền và nguồn lực mà Quốc hội trao cho họ hồi năm ngoái để cung cấp sự hỗ trợ cần thiết”.

Hạ nghị sĩ Rogers nhận định, Mỹ không thể chiếm ưu thế trong bất kỳ cuộc xung đột nào nếu không có ngành công nghiệp quốc phòng “vững mạnh, đủ khả năng thích ứng và luôn trong trạng thái sẵn sàng”. “Thế nhưng, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đang đối mặt với hàng loạt thách thức, trong số đó phải kể đến tình trạng lạm phát, thiếu hụt lao động, các vướng mắc về thủ tục hành chính, sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu của nước ngoài”, Hạ nghị sĩ Rogers nêu rõ.

Trang mạng Defense News cho biết, mặc dù chi tiêu quốc phòng và nhu cầu vũ khí của Mỹ đã gia tăng kể từ khi chiến sự tại Ukraine nổ ra nhưng ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ lại phát đi tín hiệu rằng sẽ không tăng năng lực sản xuất “nếu không có được cam kết vững chắc hơn từ Chính phủ”. Lãnh đạo AIA, NDIA và SCA đều tuyên bố, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ sẽ đáp ứng tốt nhất “với nhu cầu ổn định của Chính phủ”.

Theo ông Fanning, chính nhu cầu “thất thường” của Chính phủ Mỹ đã làm cản trở các nỗ lực tích trữ hoặc tăng năng lực sản xuất vũ khí, đạn dược của các doanh nghiệp quốc phòng nước này. Lấy dẫn chứng cụ thể, ông Matthew Paxton, Chủ tịch SCA khẳng định, trong vài năm qua, việc Washington liên tục thay đổi kế hoạch phát triển hạm đội tàu chiến đã khiến ngành công nghiệp quốc phòng nước này không biết đâu mà lần. “Giải pháp hiệu quả nhất để bảo đảm một ngành công nghiệp quốc phòng vững mạnh đó là Chính phủ có nhu cầu ổn định và đủ ngân sách”, ông Paxton nêu rõ.

Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Adam Smith, một thành viên của Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ nhấn mạnh, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ “sẽ không đầu tư cho một mong muốn hay một lời hứa bất kỳ”. Vì vậy, Washington cần xác định rõ “chúng ta thực sự cần gì ở ngành công nghiệp quốc phòng”.

Mới đây, trong một báo cáo thường niên, NDIA nhấn mạnh, các chỉ số về “sức khỏe” của ngành công nghiệp quốc phòng nước này “đang đi sai hướng”. Theo đó, lực lượng lao động của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ hiện đã giảm xuống còn 1,1 triệu người so với con số 3 triệu người vào năm 1985. Hơn 17.000 công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã dừng hoạt động trong vòng 5 năm qua và theo ước tính của Lầu Năm Góc, trong một thập niên qua, số lượng các doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong ngành này đã giảm hơn 40%.

Trong khi đó, từ năm 1985 đến 2021, chi tiêu quốc phòng của Mỹ đã giảm từ 5,8% xuống 3,2% GDP và được dự báo tiếp tục giảm xuống 2,7% GDP vào năm 2032. Báo cáo cho rằng, có “sự bất cân xứng” giữa những mục tiêu mà các chiến lược quốc gia của Mỹ đề ra với năng lực thực tế của ngành công nghiệp quốc phòng nước này.

HOÀNG VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon
Israel không kích các cứ điểm của Hezbollah ở Lebanon

Ngày 19-9, Israel triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu thực hiện các đợt không kích dữ dội nhằm vào các cứ điểm của lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024
Tàu 18 rời Australia, hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại Kakadu 2024

Sáng 20-9, Tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Việt Anh, Phó tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân là Trưởng đoàn đã rời cảng Coonawarra, thành phố Darwin, Australia, bắt đầu hành trình về nước sau khi hoàn thành tốt tất cả các khoa mục tại Diễn tập Kakadu 2024 do Hải quân Hoàng gia Australia đăng cai tổ chức.

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.