• Click để copy

Tại sao Qatar đảm nhận hiệu quả vai trò trung gian hòa giải xung đột?

Trong những năm qua, Qatar đã nỗ lực làm trung gian hòa giải các cuộc xung đột cũng như căng thẳng trên thế giới. Điều gì đã giúp quốc gia vùng Vịnh giàu tài nguyên này có thể đảm nhận tốt vai trò này?

Theo hãng tin DW của Đức, gần đây đã có thông tin về các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine do Qatar làm trung gian. The Washington Post, cơ quan truyền thông đầu tiên đăng thông tin này, nhận định, đàm phán do Qatar làm trung gian có thể “dẫn đến một lệnh ngừng bắn một phần và mang lại sự kiềm chế cho cả hai nước”. Tuy nhiên, cuộc đàm phán đã bị hủy bỏ vì quân đội Ukraine đã tấn công tỉnh Kursk (Nga). Dù vậy, tin tức về cuộc đàm phán có thể được coi là một thắng lợi cho Qatar, quốc gia có diện tích nhỏ và giàu khí đốt ở vùng Vịnh.

Đây không phải là lần đầu tiên Qatar tham gia vào vai trò trung gian hòa giải các cuộc xung đột bên ngoài Trung Đông. Qatar đã giúp thực hiện các thỏa thuận trả tự do cho những công dân Mỹ bị giam giữ ở Iran, Afghanistan và Venezuela, cũng như trao trả trẻ em Ukraine về với gia đình sau khi di rời do xung đột với Nga. Qatar cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các bước đột phá về ngoại giao giữa Sudan và Chad, Eritrea và Djibouti. Năm 2020, Qatar đã giúp đàm phán về việc Mỹ rút khỏi Afghanistan với Taliban. Vào tháng 11-2023, các nhà đàm phán Qatar đã giúp đạt được lệnh ngừng bắn tạm thời giữa Israel và Hamas ở dải Gaza.

Tại sao Qatar đảm nhận hiệu quả vai trò trung gian hòa giải xung đột?
Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al Thani (bên trái) gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington ngày 5-3-2024. Ảnh: Anadolu. 

Nhà nghiên cứu cấp cao Burcu Ozcelik tại Viện nghiên cứu dịch vụ Hoàng gia Anh nói với DW: “Việc Qatar nổi lên như một trung gian hòa giải chủ chốt đã nâng cao vị thế ngoại giao của nước này, đưa Qatar trở thành một nước có vai trò quan trọng trên trường thế giới. Vai trò mới giúp tăng cường ảnh hưởng của Doha và định vị nước này như một đối tác vì hòa bình không thể thiếu trong cộng đồng quốc tế”. Bên cạnh đó, vai trò nhà trung gian hòa giải có thể giúp Qatar tăng cường hơn nữa quan hệ ngoại giao với các nước.

Để có thể đảm nhận vai trò này, mối quan hệ rộng rãi là yếu tố quan trọng. Qatar có mạng lưới liên lạc rộng khắp và đa dạng. Tại khu vực, Qatar duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Iran so với các nước láng giềng khác vốn coi Tehran là đối thủ. Về mối quan hệ với Mỹ, Qatar đã cho phép quân đội nước này sử dụng căn cứ không quân Al Udeid từ năm 2001. Đây hiện là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông với khoảng 10.000 binh sĩ.

Bà Cinzia Bianco, chuyên gia về các quốc gia vùng Vịnh tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu, giải thích: “Qatar chắc chắn được hưởng lợi từ điều này bởi vì các chính phủ ở phương Tây và phương Đông ở một mức độ nào đó coi họ như những người bạn rất hữu ích”. Đầu năm 2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi Qatar là “đồng minh lớn ngoài Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)” một phần vì vai trò của Qatar trong đàm phán về việc rút lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan.

Dù hợp tác chặt chẽ với Mỹ, nhưng Qatar cũng có cái nhìn thực tế hơn về các lực lượng trong khu vực và coi đây là một phần của các phong trào chính trị. Trong một số trường hợp, điều này đã giúp ích. Các thành viên Taliban cho biết họ cảm thấy thoải mái khi trao đổi với Qatar, quốc gia lắng nghe tiếng nói của các bên. Bà Bianco cho rằng các nhà ngoại giao Qatar không nhất thiết phải có kỹ năng đặc biệt so với các nhà ngoại giao khác. Bà Bianco nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều quan trọng là họ giữ thái độ trung lập nhất có thể”. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách dồi dào cho phép Qatar tiếp đón các bên liên quan và giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng cùng một lúc. 

Tuy nhiên, việc trở thành nhà trung gian hòa giải xung đột cũng mang lại rắc rối cho Qatar. Các nhà quan sát lập luận, các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas mà Qatar tham gia với vai trò trung gian hòa giải là một cuộc đàm phán “có giá trị cao nhất” mà nước này từng thực hiện. Các chính trị gia Israel đã cáo buộc Qatar tài trợ cho khủng bố. Trong khi đó, các chính trị gia Mỹ kêu gọi “đánh giá lại” mối quan hệ với Qatar, nếu Qatar không gây thêm áp lực lên Hamas. Về phần mình, Qatar đã bác bỏ cáo buộc, đồng thời nói rằng họ không có quyền lực đối với Hamas. 

Các chuyên gia nhận định, thế giới cần Qatar đảm nhận vai trò trung gian hòa giải trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Hamas gia tăng. Ông Rabih El-Haddad, Giám đốc bộ phận ngoại giao đa phương tại Viện đào tạo và nghiên cứu Liên hợp quốc ở Thụy Sĩ nhận định: “Chúng ta cần có các bên tạo điều kiện cho những bên đang xung đột trao đổi với nhau và giải quyết những khác biệt của họ thông qua đàm phán, ngoại giao và theo luật pháp quốc tế”.

LÂM ANH 

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.