EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba, thị trường nhập khẩu lớn thứ năm của Việt Nam... Kể từ khi EVFTA có hiệu lực, trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam-EU tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng rất mạnh bất chấp đại dịch Covid-19 và bất ổn của kinh tế-xã hội Châu Âu. EVFTA cũng hỗ trợ tích cực cho hàng hóa Việt Nam và EU tiếp cận thị trường của nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của cả hai bên. Với việc xóa bỏ ngay lập tức 85,6% dòng thuế giữa Việt Nam với EU, nhiều ngành hàng của Việt Nam sẽ có lợi thế vì giảm được chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất... Qua đó, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Các đại biểu trao đổi tại tọa đàm “Tận dụng lợi ích từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA”. |
Trao đổi tại tọa đàm, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, hiện EU có xu hướng đa dạng hóa các địa điểm đầu tư, nhất là hướng tới thị trường có nhiều mạng lưới các FTA để DN của họ có thể tận dụng cái ưu đãi, ưu đãi thuế, ưu đãi về quy tắc xuất xứ để từ đó xuất xuất khẩu sang các thị trường khác. Trong đó, nhà đầu tư tới từ EU có sự chuyển hướng sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đấy là một xu hướng lớn. Song điểm đáng lưu ý, đó là EU luôn hướng tới xu hướng đầu tư nó gắn với cái tiêu chuẩn phát triển bền vững. EU không không quá coi trọng câu chuyện giá rẻ hay công nghệ thấp mà họ gắn với ý thức phát triển bền vững, gắn với tiêu dùng và sản xuất bền vững.
Cho rằng EVFTA là một điểm nhấn để thu hút đầu tư từ châu Âu vào Việt Nam, song bà Đào Thu Trang, Trưởng Bộ phận Tư vấn Chiến lược phát triển thị trường, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam cho biết, để thu hút được nguồn vốn chất lượng cao từ EU có nhiều điều mà DN và cơ quan quản lý Việt Nam cần quan tâm thực hiện…
Tin, ảnh: VŨ DUNG