Tân Tổng thư ký NATO đối mặt nhiều thách thức
Tân Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte sẽ cần vận dụng mọi kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian đảm đương cương vị Thủ tướng Hà Lan để củng cố liên minh, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine tiếp diễn, cũng như tình hình chính trị bất ổn ở Washington.
Đó là nhận định Reuters đưa ra hôm 30-9, một ngày trước khi cựu Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte chính thức tiếp quản vị trí người đứng đầu NATO từ lãnh đạo tiền nhiệm Jens Stoltenberg. Sự kiện đánh dấu lần đầu tiên trong một thập kỷ, vị trí lãnh đạo NATO đổi chủ.
Một trong những trọng trách hàng đầu của ông Rutte trên cương vị mới là phải tạo ra sự đồng thuận trong liên minh gồm 32 thành viên. Năng lực phòng thủ, khả năng bảo vệ các thành viên trong liên minh với gần một tỷ người không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh quân sự mà còn phụ thuộc vào sự thống nhất về mặt chính trị, như nhận xét của Reuters.
![]() |
Binh lính NATO trong một cuộc tập trận ở Rovajarvi, Phần Lan ngày 30-5-2023. Ảnh: Reuters |
Tân Tổng thư ký NATO đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có khả năng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, một nhân vật vốn không có nhiều thiện cảm đối với sự tồn tại của NATO, sẽ trở lại nắm giữ chiếc ghế quyền lực nhất nước Mỹ - cũng là cường quốc nắm quyền lực chủ chốt của liên minh. Trong khi đó, các nước Đông Âu trong NATO tiếp tục kêu gọi khối này tăng cường năng lực phòng thủ do lo ngại trước sức mạnh quân sự của Moscow.
Cùng với đó là những yêu cầu viện trợ quân sự liên tục được đưa ra từ Ukraine, quốc gia không phải là thành viên NATO. Trong bối cảnh phức tạp đó, các quan chức và chính trị gia NATO kỳ vọng Tổng thư ký Rutte sẽ tiếp tục duy trì các ưu tiên của người tiền nhiệm, đó là tập hợp sự ủng hộ cho Kiev, thúc đẩy các nước NATO chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, cũng như duy trì sự tham gia của Mỹ trong bảo đảm an ninh châu Âu.
Sau 14 năm lãnh đạo đất nước, trải qua 4 nhiệm kỳ và trở thành Thủ tướng tại vị lâu nhất Hà Lan, ở tuổi 57, ông Rutte được đánh giá là một chính trị gia “lão làng” giàu kinh nghiệm trên trường quốc tế. "Ông Rutte có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm ra cách để tiến lên phía trước, thỏa hiệp, thuyết phục và kết nối mọi người. Điều đó vô cùng hữu ích", cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren nhận xét. Nhiều chính trị gia khác có chung nhận định với bà Ollongren, rằng cựu Thủ tướng Mark Rutte là người cực kỳ quyết liệt và thực tế - điều có thể gây sốc cho một tổ chức phân cấp như NATO.
Kể từ khi Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, NATO đã tăng gấp đôi số lượng binh sĩ lên khoảng 10.000 quân triển khai đến các quốc gia thành viên nhằm bảo vệ khu vực sườn phía Đông NATO. Khối cũng tuyên bố tới đây có thể triển khai bổ sung hàng trăm nghìn binh sĩ tới khu vực này.
Việc các quốc gia ở sườn Đông NATO muốn được tăng cường thêm binh sĩ và vũ khí, đặc biệt là các hệ thống phòng không, sẽ đồng nghĩa với việc lãnh đạo NATO cần thuyết phục các nước thành viên khác trong liên minh di chuyển nhiều hơn các tài sản quân sự về phía Đông. Muốn làm được việc đó, cần có sự đồng thuận của toàn bộ thành viên - một bài toán không hề đơn giản, khi số lượng thành viên NATO đang có xu hướng “phình ra”, kèm theo sự phân hóa về quan điểm chính trị, “mỗi người một phách”.
Theo giới quan chức và chính trị gia NATO, trên cương vị người đứng đầu NATO, ông Rutte có thể sẽ phải “kiềm chế tính tiết kiệm đặc trưng của người Hà Lan”. Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 6 chứng kiến xung đột giữa các chính trị gia NATO với ông Rutte và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, khi hai nhà lãnh đạo quyết liệt phản đối khoản vay chung để tài trợ cho chi tiêu quốc phòng. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho hay, các nhà lãnh đạo khác "đã lớn tiếng nhắc nhở" ông Rutte, rằng ông “sẽ sớm trở thành người đứng đầu NATO và nên làm mọi cách để bảo đảm các chính phủ không cắt giảm chi tiêu quốc phòng”.
Thuyết phục tất cả quốc gia thành viên đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn vào khả năng phòng thủ của chính mình, thách thức đó cũng đang chờ đợi tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte.
HÀ PHƯƠNG
Tin mới
Đông Nam Bộ: Xuất hiện đợt triều cường mới ven biển
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 11-4 đến 17-4, khu vực ven biển Đông Nam Bộ có khả năng xuất hiện một đợt triều cường với mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu trong khoảng thời gian này có khả năng dưới 4m. Người dân cần đề phòng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, ven sông và vùng ngoài đê bao khu vực ven biển phía Đông Nam Bộ.
Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1979/QĐ-UBND, ngày 10-4-2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2025.
Quy hoạch hạ tầng số để phát triển mạng di động 5G
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ký ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BKHCN, quy định chi tiết về quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 71-76 GHz và 81-86 GHz (băng tần E). Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-5-2025.
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Mỹ Donald Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.
Unilever đầu tư nhà máy 800 triệu USD tại Mexico bất chấp chính sách thuế của Mỹ
Tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy trị giá 800 triệu USD tại bang Nuevo León, miền Bắc Mexico, trong đó đa số sản phẩm sẽ được xuất sang thị trường Mỹ và Canada, bất chấp những thách thức liên quan đến chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump.
Iran cảnh báo có thể trục xuất các thanh sát viên hạt nhân của Liên hợp quốc
Ngày 10-4, một cố vấn của nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei cảnh báo rằng Iran có thể trục xuất các thanh sát viên thuộc cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc khi "các mối đe dọa" gia tăng trước các cuộc đàm phán quan trọng với Mỹ.