• Click để copy

Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc khu vực trường học

Ngày 6-10, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Quỹ phòng, chống thương vong châu Á (AIP) tổ chức hội thảo về giới thiệu và hướng dẫn sử dụng Sổ tay An toàn giao thông khu vực trường học.

Hội thảo đã giới thiệu về nội dung cuốn Sổ tay An toàn giao thông khu vực trường học và cách thức áp dụng cuốn sổ tay trong thực tế, những chia sẻ, bài học kinh nghiệm từ các tỉnh, thành phố đã và đang thí điểm thực hiện cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông khu vực trường học tại địa phương mình. Hội thảo cũng thảo luận các giải pháp nâng cao điều kiện an toàn giao thông khu vực trường học tại Việt Nam.

Một trong những mục tiêu của Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 là đến năm 2030: “100% khu vực cổng trường học nằm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông”. 

Chung tay bảo vệ cuộc sống của các thế hệ học sinh Việt Nam trên hành trình đến trường, năm 2021, Quỹ phòng, chống thương vong Châu Á (AIP), với sự hỗ trợ của Bộ Giao thông vận tải và Trường Đại học Giao thông vận tải, đã xây dựng cuốn tài liệu Sổ tay An toàn giao thông khu vực trường học.

Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc khu vực trường học
Quang cảnh hội thảo giới thiệu Sổ tay An toàn giao thông khu vực trường học. Ảnh: BẢO LINH 

Sau hai năm nghiên cứu và áp dụng thí điểm, Sổ tay An toàn giao thông khu vực trường học đã hoàn thiện. Tháng 8-2023, cuốn sổ tay đã được Bộ Giao thông vận tải gửi các địa phương làm tài liệu tham khảo khi triển khai các công trình, dự án, giải pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ đi qua khu vực trường học trên toàn quốc.

Hiện nay, tại Việt Nam, mỗi ngày có hơn 17 triệu trẻ em phải di chuyển từ nhà đến trường và ngược lại với tần suất từ 2 đến 4 lần. Trong đó, có rất nhiều trẻ em đi bộ tới trường ở những cung đường không có vỉa hè, trên nhiều tuyến đường có các làn xe hỗn hợp. Tốc độ giao thông xung quanh trường học thường xuyên vượt quá giới hạn an toàn, gây ra nguy cơ tiềm ẩn lớn về tai nạn giao thông đối với trẻ em nói chung và học sinh nói riêng.

Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, giai đoạn 2016-2021, trên toàn quốc, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến người dưới 18 tuổi chiếm 6,75% tổng số vụ tai nạn đường bộ. Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong và thương tích nghiêm trọng ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc khu vực trường học
 Sổ tay An toàn giao thông khu vực trường học đã hoàn thiện và đang áp dụng thí điểm. Ảnh: BẢO LINH

Bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn, từng bước hình thành văn hóa giao thông cho học sinh cũng cần quan tâm đến hướng dẫn cơ quan quản lý địa phương thực hiện các giải pháp nâng cao điều kiện an toàn giao thông khu vực trường học.

Hội thảo cũng giới thiệu về Ứng dụng Kết nối thanh thiếu niên (gọi tắt là ứng dụng YEA) do Chương trình Đánh giá đường bộ quốc tế (iRAP) cùng với Quỹ AIP phát triển với sự hỗ trợ của tổ chức Fondation Botnar và Anditi. Thông qua ứng dụng YEA, học sinh được lên tiếng vì đường phố an toàn hơn trong trường học và khu vực lân cận trường học. Sau đó, chính quyền địa phương có thể tham khảo, áp dụng Sổ tay An toàn giao thông khu vực trường học để tăng cường bảo đảm an toàn giao thông cho những khu vực này.

MẠNH HƯNG

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).