• Click để copy

Tăng phụ cấp với giáo viên mầm non, trường dự bị đại học như thế nào?

Ngày 13-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi.

Dự thảo này nhằm khắc phục những bất cập trong các quy định hiện hành, đảm bảo quyền lợi công bằng và thể hiện cam kết của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động trong ngành Giáo dục hiện nay còn tồn tại một số bất cập.

Tăng phụ cấp với giáo viên mầm non, trường dự bị đại học như thế nào?
Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại 

Dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập được xây dựng dựa trên việc kế thừa các quy định còn phù hợp của Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, đồng thời điều chỉnh, bổ sung nhiều nội dung quan trọng.

Dự thảo Nghị định mới mở rộng đối tượng áp dụng cho tất cả viên chức và người lao động (bao gồm người tập sự, thử việc, hợp đồng) tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trừ các cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan cơ yếu.

Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được đề xuất điều chỉnh như sau:

Đối với giáo viên mầm non, tăng phụ cấp từ 35% lên 45% ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm phản ánh đúng mức độ phức tạp và áp lực công việc.

Giáo viên trường dự bị đại học nâng phụ cấp từ 50% lên 70%, ngang bằng với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, đảm bảo công bằng cho các nhiệm vụ tương đồng.

Nhân viên trường học bổ sung phụ cấp lần đầu tiên, với mức 15% cho các vị trí hỗ trợ, phục vụ (thư viện, văn thư...), 20% cho chức danh chuyên môn dùng chung (kế toán, y tế...) và 25% cho chức danh chuyên ngành, nhằm ghi nhận vai trò quan trọng của họ.

Về cơ sở xác định mức phụ cấp, Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg xác định mức phụ cấp chủ yếu dựa vào cấp học, loại trường và địa bàn công tác (đồng bằng và miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa). Tuy nhiên, dự thảo Nghị định mới xác định mức phụ cấp dựa trên nhóm vị trí việc làm (hỗ trợ, chuyên môn dùng chung, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành) kết hợp với cấp học, loại trường, địa bàn công.

Cách tính phụ cấp hiện dựa trên mức lương theo ngạch, bậc, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Đến dự thảo Nghị định mới, cách tính được quy định cụ thể hơn, bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) và cách tính cho người lao động không hưởng lương theo hệ số.

Dự thảo Nghị định mới cũng liệt kê rõ các trường hợp không được tính hưởng phụ cấp như: Thời gian đi công tác, học tập ở nước ngoài hưởng 40% lương, thời gian bị đình chỉ công tác liên tục từ 1 tháng trở lên, thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội (trừ ốm đau, thai sản), thời gian nghỉ khác vượt quá quy định.

Dự thảo bổ sung các quy định chi tiết về hưởng phụ cấp trong các trường hợp biệt phái, hưởng nhiều loại phụ cấp hoặc nhiều mức phụ cấp trong cùng một Nghị định (chỉ hưởng mức cao nhất), thay đổi phân loại đơn vị hành chính, công tác tại trường có nhiều cấp học, làm việc liên trường, dạy ở nhiều điểm trường và viên chức ngoài sư phạm tham gia giảng dạy tại trường sư phạm. Những quy định này chưa thể hiện rõ trong Quyết định số 244.

Việc ban hành Nghị định này sẽ tạo hành lang pháp lý để các địa phương triển khai chính sách một cách đồng bộ, công bằng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giữ chân nhân sự và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành Giáo dục Việt Nam.

TẠ TUẤN

Tin mới

Nghệ An: Phát hiện, tạm giữ 3 tấn đường cát nhập lậu
Nghệ An: Phát hiện, tạm giữ 3 tấn đường cát nhập lậu

Ngày 13/05/2025, Đội QLTT số 11, Chi cục QLTT tỉnh Nghệ An phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Nghệ An phát hiện xe tải vận chuyển 3 tấn đường cát nhập lậu.

Phát hiện, xử lý gần 1,2 tấn hoa quả không rõ nguồn gốc tại Thái Nguyên
Phát hiện, xử lý gần 1,2 tấn hoa quả không rõ nguồn gốc tại Thái Nguyên

Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên, ngày 12/5/2025, Đội Quản lý thị trường số 2 (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên) đã tiến hành kiểm tra 01 cơ sở kinh doanh hoa quả, phát hiện gần 1,2 tấn hoa quả không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Ninh: Xử lý 56 vụ vi phạm an toàn thực phẩm, tiêu hủy hàng gần 1,7 tỷ đồng trong Tháng hành động
Quảng Ninh: Xử lý 56 vụ vi phạm an toàn thực phẩm, tiêu hủy hàng gần 1,7 tỷ đồng trong Tháng hành động

Từ ngày 15/4 đến 13/5/2025, Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, xử lý 56 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, phạt tiền 680 triệu đồng, buộc tiêu hủy gần 3.000 kg thực phẩm đông lạnh, nội tạng động vật …, 2.502 đơn vị sản phẩm bánh kẹo, 250 viên thực phẩm chức năng, 331 kg hoa quả và 320 lít rượu thủ công .... không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu

Nghệ An: Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ
Nghệ An: Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 13/5/2025, Đội QLTT số 3, Chi cục QLTT tỉnh Nghệ An phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện, xử lý gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ .

Kiên Giang: Tạm giữ 60 tấn đường nghi vi phạm nguồn gốc và nhãn mác
Kiên Giang: Tạm giữ 60 tấn đường nghi vi phạm nguồn gốc và nhãn mác

Lực lượng QLTT tỉnh Kiên Giang vừa phát hiện và tạm giữ 60 tấn đường cát có dấu hiệu vi phạm về nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ, trong đợt kiểm tra do Đội QLTT số 3 thực hiện vào ngày 13/5/2025.

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa có chiều hướng gia tăng
Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa có chiều hướng gia tăng

Ngày 07/5/2025, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành Báo cáo số 29/BC-BCĐ389 về sơ kết 2 năm thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.