• Click để copy

Tập trung nguồn vốn vào các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tỉnh nắm sát hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn… Bên cạnh đó, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng phục vụ thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, không để xảy ra tình trạng ùn ứ nông sản do thiếu vốn ngân hàng.

Tại hội nghị “Giải pháp tín dụng thúc đẩy thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long" (ĐBSCL), Các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo cho biết, việc thúc đẩy tín dụng để đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu là vấn đề cấp thiết, không chỉ giải quyết hàng chục triệu tấn nông sản trong vùng, không chỉ liên quan doanh nghiệp thu mua nông sản mà còn liên quan tới cuộc sống của 17,5 triệu người ở ĐBSCL.

Ông Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Minh Nhật (Cần Thơ) bày tỏ: "Doanh nghiệp chúng tôi không cần hỗ trợ 0% lãi suất, nếu được thì tốt, nhưng cái doanh nghiệp cần là làm sao đủ nguồn lực tài chính, có lãi suất phù hợp, tiếp cận dễ dàng. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dành một phần hạn mức (room) tín dụng hỗ trợ các công ty thu mua, tiêu thụ các mặt hàng nông sản ở ĐBSCL".

Đồng tình, ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai cho hay, vấn đề giảm lãi suất nếu có thì rất tốt, nhưng trước tiên phải khai thông nguồn vốn. Có vốn thì doanh nghiệp mới xoay xở có tiền trả lãi ngân hàng. Người nông dân trông chờ doanh nghiệp, còn doanh nghiệp thì cạn kiệt nguồn lực, muốn mua tạm trữ cũng không được. 

Tập trung nguồn vốn vào các lĩnh vực nông nghiệp nông thônTập trung nguồn vốn vào các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Theo thống kê của NHNN, đến cuối tháng 11/2022, kết quả hoạt động ngân hàng tại khu vực ĐBSCL đạt các chỉ tiêu tích cực: Huy động vốn đạt 718.905 tỷ đồng, tăng 8,68% so với cuối năm 2021. Dư nợ đạt 955.451 tỷ đồng, tăng 13,53% so với cuối năm 2021. Tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn luôn được các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư, với dư nợ đạt gần 540.000 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cuối năm 2021.

Trong đó, tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn luôn được các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư, với dư nợ đạt gần 540.000 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cuối năm 2021.

Một số mặt hàng nông sản có mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng như ngành thủy sản đạt 112.455 tỷ đồng (chủ yếu cho vay ở nhóm cá tra và tôm), tăng 16% và chiếm gần 54% dư nợ thủy sản toàn quốc.

Dư nợ ngành lúa gạo đạt 89.388 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cuối năm 2021 và chiếm gần 55% dư nợ lúa gạo toàn quốc. Dư nợ ngành rau quả đạt 19.441 tỷ đồng và chiếm khoảng 21% dư nợ rau quả toàn quốc.

Chủ tịch Agribank Phạm Đức Ấn thông tin đã đầu tư tín dụng cho khu vực ĐBSCL đến nay hơn 217.000 tỷ đồng (tập trung đến 83% dư nợ cho nông nghiệp nông thôn), tăng 10,5% so với năm 2021 và chiếm 15% tổng dư nợ của ngân hàng.

Phó Tổng Giám đốc Vietcombank Nguyễn Việt Cường cho biết, ngân hàng cam kết cung ứng đủ vốn tín dụng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, người dân trên địa bàn ĐBSCL cũng như trên cả nước.

Dư nợ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại Vietcombank đến nay đạt gần 160.000 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 1/4 số dư nợ trên dành cho khu vực ĐBSCL, tăng trưởng 17% so với thời điểm đầu năm.

Sau khi nghe ý kiến của các doanh nghiệp, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung nguồn vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhất là các lịnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, phân bổ tín dụng hợp lý cho khu vực trọng điểm như ĐBSCL.

Các ngân hàng đã tuyên bố các gói tín dụng ưu tiên phải trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ đúng như cam kết.

Thống đốc cũng yêu cầu NHNN chi nhánh, tỉnh nắm sát hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có ngành thủy sản, lúa gạo, rau quả… theo dõi sát tình hình thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực trên địa bàn, đảm bảo hoạt động ngân hàng đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng phục vụ thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tại địa phương, không để xảy ra tình trạng ùn ứ nông sản do thiếu vốn ngân hàng.

Thiên Trường (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.

Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ

Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu

Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).

Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ

Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.

Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD

Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.