• Click để copy

Tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik của Nga có gì đặc biệt?

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) siêu vượt âm mới nhất Oreshnik trong hoạt động quân sự tại Ukraine.

Trong tuyên bố chính thức gửi tới người dân và binh sĩ Nga qua truyền hình, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, tên lửa Oreshnik đánh trúng mục tiêu đã định và hiện trên thế giới không có hệ thống phòng không nào có thể ngăn chặn tên lửa của Nga. Vậy MRBM Oreshnik (tạm dịch: Hạt dẻ) có gì đặc biệt?

Những thông tin về MRBM Oreshnik được Tổng thống Nga công bố

Ngay khi cuộc tấn công diễn ra trong ngày 21-11, giới chức Ukraine tin rằng cuộc tấn công tên lửa của phía Nga sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Cụ thể, tổ hợp tên lửa cơ động RS-26 Rubezh đã được sử dụng. Những hình ảnh và bằng chứng tại hiện trường cho thấy những vệt sáng đặc trưng của đầu đạn có khả năng cơ động quỹ đạo - MIRV. Nhiều chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng đó ra dấu hiệu của tên lửa ICBM được sử dụng.

ICBM RS-26 Rubezh được coi là sự phát triển của dự án Yars và được phát triển vào những năm 2000. Các thông tin về tổ hợp tên lửa này vẫn chưa được công khai. Tầm bắn của tên lửa RS-26 được cho là từ 2.000 đến 6.000km.

Tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik của Nga có gì đặc biệt?
Nhiều công nghệ của ICBM RS-26 Rubezh được sử dụng cho MRBM Oreshnik. Ảnh: Lenta

Sau đó, thông qua tuyên bố của Tổng thống Nga Putin, thông tin về MRBM sử dụng trong vụ tấn công là Oreshnik được biết đến lần đầu tiên.

Nga đã tính toán việc khôi phục phát triển và chế tạo tên lửa đạn đạo tầm trung từ lâu. Điều này càng trở nên rõ ràng trong tuyên bố hồi tháng 6-2024 của Tổng thống Nga.

“Rõ ràng, chúng ta cần bắt đầu sản xuất các hệ thống tấn công [MRBM]”, ông Putin tuyên bố. Hiện tại, Mỹ và Nga không còn bị ràng buộc bởi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (IDF) do Washington đơn phương rút lui năm 2019. INF có hiệu lực hạn chế các dòng tên lửa tầm trung có tầm bắn từ 1.000 đến 5.500km.

Hiệp ước này có hiệu lực từ năm 1988 và khiến Liên Xô (thời điểm đó) phải triệt thoái và hủy bỏ các tổ hợp tên lửa di động mặt đất (PGRS) RSD-10 Pioneer với tầm bắn lên tới 5.500km. RSD-10 sử dụng nhiên liệu rắn có thể mang nhiều đầu đạn MIRV để hạn chế khả năng bị đánh chặn, khiến phương Tây quan ngại.

Căn cứ vào các thông tin được công bố, MRBM Oreshnik có thể được phát triển dựa trên RS-26 Rubezh vốn cùng là sản phẩm của Viện Kỹ thuật Nhiệt Moscow vào những năm 2000. Đánh giá dựa trên các video ghi lại các cuộc tấn công vào Dnepropetrovsk, MRBM Oreshnik cũng được trang bị nhiều đầu đạn MIRV để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau. Cùng với đó, Oreshnik cũng được ứng dụng các công nghệ siêu vượt âm tiên tiến được Nga thử nghiệm và ứng dụng trên nhiều loại vũ khí đạn đạo như thiết bị lượn Avangard.

Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh rằng, hiện tại không có cách nào để đối phó với tên lửa Oreshnik. Nhà lãnh đạo nước Nga tiết lộ, MRBM mới tấn công mục tiêu với tốc độ Mach 10, tương đương 2,5–3km/giây.

Ông Putin cho biết thêm: “Các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới và hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ ở châu Âu phát triển không thể ngăn chặn được vũ khí mới của chúng ta”.

Đòn tấn công bằng tên lửa Oreshnik để trả đũa Ukraine tấn công lãnh thổ Nga

Trong bài phát biểu chính thức, Tổng thống Nga xác nhận việc thực hiện một cuộc tấn công đạn đạo tổng hợp nhằm vào các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine với việc sử dụng MRBM Oreshnik.

“Trong điều kiện chiến đấu, một trong những hệ thống tên lửa tầm trung mới nhất của Nga đã được thử nghiệm. Chúng tôi đã thực hiện đòn tấn công với một tên lửa đạn đạo được trang bị thiết bị siêu vượt âm phi hạt nhân”, ông Putin nhấn mạnh.

Tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik của Nga có gì đặc biệt?
Vầng sáng do đầu đạn bay với tốc độ siêu vượt âm của tên lửa Oreshnik đánh trúng mục tiêu. Ảnh: Rian

Tổng thống Nga cho biết, cuộc tấn công tên lửa mới là phản ứng của Moscow trước hành động của các nước phương Tây dỡ bỏ lệnh cấm Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) tấn công bằng vũ khí tầm xa được viện trợ trên lãnh thổ Nga. Trong đó, các vùng Bryansk và Kursk của Nga đã bị tấn công bởi tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất và tên lửa đạn đạo ATACMS của Mỹ với tầm bắn tới 300km.

Tổng thống Nga cho biết thêm, mục tiêu của cuộc tấn công là một nhà máy công nghiệp quốc phòng ở vùng Dnepropetrovsk: “Trên lãnh thổ Ukraine ở thành phố Dnepropetrovsk, một trong những khu liên hợp công nghiệp lớn nhất thời Liên Xô đã bị tấn công. Cơ sở này hiện sản xuất tên lửa và các loại vũ khí cho AFU”.

Còn theo các nguồn tin chính thức, cuộc tấn công tên lửa của Nga nhằm vào Nhà máy chế tạo máy phía Nam (Yuzhmash), một doanh nghiệp lớn của Ukraine sản xuất công nghệ tên lửa và vũ trụ. Đơn vị này cũng có khả năng sản xuất máy bay không người lái.

Nhà lãnh đạo nước Nga cũng cho biết thêm, trong trường hợp sử dụng mới các hệ thống siêu thanh như Oreshnik trên lãnh thổ Ukraine, Nga sẽ cảnh báo trước dân thường ở những địa điểm bị tấn công: “Chúng tôi sẽ chủ động báo trước cho dân thường, cũng như công dân nước ngoài thân thiện rời khỏi khu vực nguy hiểm”.

TUẤN SƠN (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều trường hợp cố tình vượt đường ngang, uy hiếp an toàn giao thông đường sắt
Nhiều trường hợp cố tình vượt đường ngang, uy hiếp an toàn giao thông đường sắt

Ngày 9-4, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, tình trạng vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường sắt có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là vi phạm qua các đường ngang cảnh báo tự động, có cần chắn tự động, gây thiệt hại lớn về tài sản và uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn giao thông đường sắt.

Người dân háo hức chiêm ngưỡng dàn pháo lễ ở bến Bạch Đằng
Người dân háo hức chiêm ngưỡng dàn pháo lễ ở bến Bạch Đằng

Không chỉ người dân ở TP Hồ Chí Minh mà nhiều khách du nước trong và ngoài nước không ngại nắng gắt, đến chiêm ngưỡng trận địa pháo lễ phục vụ cho hoạt động diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên bến Bạch Đằng. Trên bến Bạch Bằng, 15 khẩu pháo được Lữ đoàn 96 (Binh chủng Pháo binh) vận chuyển về khu vực bến Bạch Đằng (phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh) để thiết lập trận địa pháo phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025). Người dân háo hức chiêm ngưỡng dàn pháo lễ ở bến Bạch Đằng Dàn pháo lễ được đặt trang trọng hướng ra sông Sài Gòn. Người dân háo hức chiêm ngưỡng dàn pháo lễ ở bến

Tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến sông
Tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến sông

Sáng 9-4, tổ công tác thuộc Đội Cảnh sát đường thủy số 1 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) tổ chức tuần tra, kiểm soát trên sông Hồng, đoạn thuộc địa bàn quản lý. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng chức tập trung kiểm tra các bến bãi và phương tiện thủy (tàu, thuyền) đang vận chuyển hàng hóa.

EU công bố danh sách các sản phẩm Mỹ bị đánh thuế đáp trả
EU công bố danh sách các sản phẩm Mỹ bị đánh thuế đáp trả

Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức công bố danh sách các sản phẩm của Mỹ sẽ bị áp thuế quan trả đũa, đánh dấu bước leo thang mới trong căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương.

Thuế đối ứng của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
Thuế đối ứng của Mỹ bắt đầu có hiệu lực

Mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0 giờ 01 phút ngày 9-4 theo giờ Mỹ, tức 11 giờ 01 phút theo giờ Việt Nam.

Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc ứng phó khẩn cấp nhằm cứu ngành công nghiệp ô tô
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc ứng phó khẩn cấp nhằm cứu ngành công nghiệp ô tô

Trước sức ép từ quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu, Chính phủ Hàn Quốc ngày 9-4 đã công bố hàng loạt biện pháp hỗ trợ khẩn cấp nhằm bảo vệ ngành công nghiệp ô tô - một trong những trụ cột xuất khẩu chính của nước này.