• Click để copy

Thách thức bảo đảm an ninh lương thực ở châu Á

Châu Á đang đối mặt với thách thức bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh xung đột, biến đổi khí hậu, hậu quả của đại dịch Covid-19 cùng với những “điểm nghẽn lương thực” toàn cầu gây ra sự gián đoạn lớn đối với hệ thống cung cấp thực phẩm.

Theo trang phân tích The Strategist của Viện Chính sách chiến lược Australia (ASPI), trong vài năm gần đây, an ninh lương thực của châu Á đã phải hứng chịu một loạt cuộc khủng hoảng do xung đột, biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19, gây ra sự gián đoạn lớn đối với hệ thống cung cấp thực phẩm và làm tăng số người gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực. Giờ đây, 4 “điểm nghẽn lương thực” toàn cầu, bao gồm Biển Đỏ và kênh đào Suez (do tình trạng bất ổn địa chính trị), kênh đào Panama và sông Mississippi (do hạn hán) đang đe dọa an ninh lương thực của châu Á nhiều hơn.

Sự gián đoạn trong dòng chảy hàng hóa toàn cầu có tác động rộng lớn. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán nông sản khi thời gian giao hàng bị chậm trễ, giá cả tăng cao và tình trạng thiếu hụt sản phẩm. Thời gian vận chuyển lâu hơn có thể khiến một số loại thực phẩm bị hỏng không thể bán được. Trong khi đó, những thay đổi về lịch trình vận chuyển có thể làm tăng áp lực lên việc xử lý hàng hóa và vận tải đường bộ.

Đối với các nước châu Á phụ thuộc vào xuất nhập khẩu lương thực, những hậu quả tiềm ẩn là đáng lo ngại. Những nước sản xuất và xuất khẩu thực phẩm có thể bị thu hẹp lợi nhuận khiến lương công nhân thấp hơn, trong khi các nước nhập khẩu thực phẩm có thể phải chịu giá cao hơn do chi phí vận chuyển tăng và biến động giá lớn hơn, dẫn đến xu hướng tiêu dùng thay đổi.

Các quốc gia trên khắp châu Á, trong đó có nhiều nước là nhà nhập khẩu ròng lương thực, bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi sự gián đoạn điểm nghẽn lương thực vì họ phụ thuộc vào thị trường châu Âu và Biển Đen để mua các sản phẩm nông nghiệp quan trọng như đậu nành, ngô, lúa mì và dầu ăn. Ví dụ, Singapore-quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, phải nhập khẩu hơn 90% lương thực và dễ bị tổn thương trước các hạn chế xuất khẩu cũng như biến động giá lương thực toàn cầu. Ngoài ra còn có mối lo ngại về nguồn cung thực phẩm ở Nhật Bản-quốc gia có hơn 60% thực phẩm được nhập khẩu.

Thách thức bảo đảm an ninh lương thực ở châu Á
Một tàu container của Công ty Vận tải Địa Trung Hải (MSC) đi qua kênh đào Suez. Ảnh: ABC News 

Ở các nước nghèo hơn, sự gián đoạn trong nhập khẩu lương thực cũng như lạm phát giá lương thực và năng lượng có thể gây ra khủng hoảng chi phí sinh hoạt, gia tăng nghèo đói và cản trở phát triển kinh tế-xã hội. Đây sẽ là một đòn giáng nặng nề đối với những quốc gia như Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. 

Sự gián đoạn kéo dài đối với chuỗi cung ứng và các tuyến thương mại quan trọng đang làm tăng thêm mối lo ngại về mất an ninh lương thực. Điều này khiến các chính phủ tại châu Á buộc phải thực hiện những cải cách quan trọng để xây dựng khả năng phục hồi trong hệ thống cung ứng và chuẩn bị tốt hơn cho tình trạng thiếu lương thực.

The Strategist nhận định, trước tiên, chính phủ các nước châu Á nên thực hiện chiến lược đa dạng hóa nhập khẩu thực phẩm để tránh phụ thuộc quá mức vào bất kỳ thị trường nào. Ví dụ, Singapore đã tăng số nguồn nhập khẩu thực phẩm từ khoảng 140 quốc gia vào năm 2004 lên 180 quốc gia vào năm 2022. Đây có thể là một lý do tại sao vào năm 2022, Singapore xếp thứ hai trên thế giới về nguồn thực phẩm có giá cả phải chăng nhất, sau Australia. Trung bình, một hộ gia đình Singapore dành khoảng 20% chi tiêu hằng tháng cho thực phẩm.

Để tăng cường hơn nữa khả năng phục hồi, các nước châu Á nên phối hợp đầu tư vào chuỗi cung ứng thực phẩm trong khu vực và hợp tác để triển khai các hệ thống cảnh báo sớm để theo dõi khí hậu. Việc giám sát kỹ càng hơn về các “điểm nghẽn lương thực”, biến động giá cả và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có thể giúp các nước trong khu vực phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước những thay đổi đột ngột.

Nhìn chung, hệ thống cung cấp thực phẩm của các nước châu Á đặc biệt dễ bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài và áp lực trong nước. Sự gián đoạn làm tăng lạm phát giá lương thực và nguy cơ suy dinh dưỡng ở các quốc gia vốn đã bị ảnh hưởng bởi cả hai vấn đề này. Do đó, chính phủ các nước châu Á cần phải khẩn trương xây dựng khả năng phục hồi trên các tuyến thương mại lương thực thông qua những chính sách như đa dạng hóa nhập khẩu để khu vực có thể chuẩn bị tốt hơn cho những thách thức an ninh lương thực trong tương lai.

LÂM ANH

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.