• Click để copy

Thành phố Hội nhập và phát triển - Đô thị vệ tinh, động lực phát triển bền vững

Đô thị hóa nhanh đang tạo nên nhiều sức ép đô thị, gây nhiều bất cập trong quá trình quy hoạch, phát triển TP Hồ Chí Minh trong những năm gần đây. Mật độ dân cư đông, hạ tầng giao thông quá tải, ùn tắc; tình trạng ngập úng, nguy cơ dịch bệnh... đặt ra nhiều thách thức, khó giải quyết trong quản lý, điều hành của chính quyền thành phố, cản trở sự phát triển.

Nhìn vào quá trình phát triển trong những năm qua, TP Hồ Chí Minh đã có nhiều thành tựu đột phá về quy hoạch, phát triển đô thị. Thành phố đã hình thành các khu đô thị mới hiện đại, các trung tâm giáo dục, công nghệ, công nghiệp hướng đến mục tiêu kéo giãn, sắp xếp lại dân cư khỏi vùng lõi trung tâm; chỉnh trang đô thị, kênh rạch, hoạch định và triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm như: Các tuyến metro, đường vành đai 2, vành đai 3; các trục giao thông xuyên tâm như: Đại lộ Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ... Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đô thị TP Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều bất cập, các chỉ tiêu đạt được theo quy hoạch vẫn còn thấp. Báo cáo của UBND TP Hồ Chí Minh về thực hiện Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 cho thấy tỷ lệ nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây dựng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, nhà ở dự án đô thị thương mại, nhà ở xã hội vẫn còn thấp. Cụ thể, năm 2021, diện tích sàn nhà ở xây dựng mới đạt 4,9 triệu m2, trong đó diện tích nhà ở riêng lẻ chiếm tỷ lệ 76%; năm 2022, diện tích sàn nhà ở xây dựng mới đạt 8,45 triệu m2, trong đó diện tích nhà ở riêng lẻ do dân tự xây vẫn chiếm tỷ lệ 73%. 8 tháng năm 2023, diện tích sàn nhà ở mới đạt khoảng 2 triệu m2, trong đó nhà ở riêng lẻ chiếm tỷ lệ 94%, không có diện tích sàn nhà ở xã hội xây dựng mới.

Thành phố Hội nhập và phát triển - Đô thị vệ tinh, động lực phát triển bền vững
Đô thị hiện đại ở trung tâm quận 1, TP Hồ Chí Minh nhìn từ sông Sài Gòn. 

Góp ý về hướng đi trong phát triển đô thị TP Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, hiện trạng và áp lực về vấn đề đô thị của TP Hồ Chí Minh hiện nay tương đồng với Singapore trong thập niên 1960. Giải pháp của Singapore là áp dụng chính sách “đẩy-kéo”. “Kéo” là khuyến khích người dân sống trong các căn hộ cao tầng với tiện nghi tốt. “Đẩy” là không khuyến khích người dân sống trong các nhà ở riêng lẻ. Nhờ đó, Singapore đã xây dựng đô thị hiện đại, có nhiều quỹ đất phát triển hạ tầng, mảng xanh. Hàn Quốc cũng thành công khi triển khai chính sách người dân tập trung sinh sống trong các căn hộ cao tầng, dành quỹ đất cho hạ tầng, mảng xanh, năm 2021 đạt tỷ lệ nhà riêng lẻ chiếm 20,6% và nhà dạng căn hộ chiếm 79,4%. Từ kinh nghiệm nêu trên, TP Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh nâng cao tỷ lệ nhà ở cao tầng, nhà ở xã hội trong phát triển đô thị. Các đô thị vệ tinh khi xây dựng cần tạo lực hút so với đô thị trung tâm bằng cách đầu tư đầy đủ hạ tầng kết nối, các công trình, dịch vụ công cộng, dân sinh, công trình văn hóa, giáo dục đồng bộ... 

Đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho rằng, trên cơ sở Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc Hội về thí điểm chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội phát triển TP Hồ Chí Minh, đầu tháng 9 vừa qua, TP Hồ Chí Minh đã tiến hành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đô thị chung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Theo đó, TP Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu trở thành đô thị thông minh, trình độ phát triển ngang tầm với các thành phố lớn khu vực Đông Nam Á và châu Á. TP Hồ Chí Minh đang tập trung cập nhật, bổ sung các quy hoạch sát với yêu cầu phát triển mới; sắp xếp sáp nhập các quận, huyện để hình thành các thành phố trong thành phố đối với các huyện ngoại thành, đầu tư trở thành những đô thị vệ tinh hiện đại, có sức hút đối với trung tâm hiện hữu. Cụ thể, Thủ Đức là đô thị sáng tạo-tương tác cao ở phía Đông; Cần Giờ là đô thị sinh thái biển; đô thị khu Nam với Phú Mỹ Hưng là trung tâm; đô thị Tây Nam (Bình Chánh); đô thị Tây Bắc (Củ Chi-Hóc Môn). Thành phố chủ động xây dựng và triển khai các mô hình phát triển đô thị bảo đảm tính phát triển bền vững như: Đô thị thông minh, đô thị tăng trưởng xanh, đô thị ứng phó biến đổi khí hậu, đô thị định hướng phát triển giao thông.

Bài và ảnh: ĐẶNG BẢO MINH

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang triệt phá cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giả
Bắc Giang triệt phá cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giả

Ngày 16/4/2025, Tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang chủ trì, phối hợp với Công an xã Tân Hưng và Đội Quản lý thị trường số 3 (Chi Cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang) kiểm tra, bắt quả tang Nguyễn Văn Vĩnh đang sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả các loại tại nhà riêng của đối tượng tại thôn Bãi Sim, xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các luật phải cụ thể, thể chế hóa toàn bộ các chủ trương của Đảng
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các luật phải cụ thể, thể chế hóa toàn bộ các chủ trương của Đảng

Sáng 18-4, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật lần thứ hai tháng 4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện 6 rõ trong xây dựng pháp luật và 6 rõ trong tổ chức triển khai, thực thi pháp luật.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển bền vững
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển bền vững

Sáng 18-4, tiếp ông Jefferey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ (USABC), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Quỹ mở rộng đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn vào Việt Nam; có tiếng nói với chính quyền Hoa Kỳ có những giải pháp phù hợp để thúc đẩy thương mại song phương công bằng, bền vững như tinh thần trao đổi gần đây giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc: Kiên quyết không sử dụng cán bộ thiếu năng lực, bị kỷ luật, bị điều tra
Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc: Kiên quyết không sử dụng cán bộ thiếu năng lực, bị kỷ luật, bị điều tra

Sáng 18-4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã tiếp xúc cử tri tại thành phố Đà Lạt trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề
Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2092/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Nam Tiến, huyện Phú Xuyên. Cụm công nghiệp này được xây dựng với định hướng phát triển bền vững, tập trung vào công nghiệp xanh, sạch và ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao.

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm

Sáng 18-4, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cùng các đại biểu Đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.