• Click để copy

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giáo dục phát triển

Trước thềm năm học mới, bên cạnh niềm vui bởi những kết quả tích cực đã đạt được thì dư luận xã hội cũng còn băn khoăn vì giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa đáp ứng được kỳ vọng của đông đảo phụ huynh, học sinh. Báo Quân đội nhân dân giới thiệu một số ý kiến của bạn đọc xung quanh nội dung này...

PGS, TS TRẦN XUÂN NHĨ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Sớm khắc phục hạn chế, bất cập 

Năm 1996, khi nhận thấy tình trạng trẻ em bỏ học nhiều và với mong muốn xã hội, gia đình, phụ huynh quan tâm hơn đến việc học của con em mình, tôi đã có đề xuất lấy ngày 5-9 là ngày 'Toàn dân đưa trẻ đến trường", đồng thời là ngày khai giảng năm học mới và được chấp thuận. Từ đó đến nay, kinh tế đất nước ta đã có sự phát triển vượt bậc; trong mỗi gia đình và trong ý nghĩ mỗi bậc phụ huynh từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, việc cho con em mình được học hành đầy đủ đã được chú trọng hơn rất nhiều. Năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT...; năm 2014, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông... Những chủ trương đúng đắn này đã đem lại nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, theo tôi, còn một số tồn tại, hạn chế cần thay đổi. Đó là các lớp học phổ thông hiện nay, số lượng học sinh quá đông, tạo sức ép, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, nhất là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Chúng ta có nhiều bộ SGK, mỗi bộ có ưu điểm riêng nhưng cơ chế xét duyệt để đưa vào sử dụng chưa hợp lý khi mỗi tỉnh có một hội đồng xét duyệt. Điều này có thể dẫn đến tiêu cực vì nhà xuất bản nào cũng mong muốn địa phương lựa chọn bộ sách của mình, dẫn đến giá thành sách bị đội lên. Mặt khác, giáo dục phổ thông cần phải phân hóa, phân luồng sau khi hết cấp THCS thành các nhóm (tài năng, kỹ thuật, học nghề) và từ đó có chương trình văn hóa phù hợp để dạy nhưng hiện nay các trường THPT vẫn lấy đầu vào không phân loại. Bên cạnh đó, hiện nay, mỗi bộ (Bộ GD-ĐT; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) quản lý một phần nên có những vấn đề chưa thống nhất trong công tác GD-ĐT và các luật cũng không phù hợp với nhau. Cần phải khắc phục những hạn chế để GD-ĐT lưu thông như một dòng máu trong toàn bộ cơ thể thì cơ thể mới có thể phát triển toàn diện.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giáo dục phát triển
 Học sinh điểm trường bản Na Kho, Trường Tiểu học Bắc Lý 1, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Ảnh: PHÚ SƠN 

 Đồng chí TRỪ VĨNH THĂNG, Phó chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa (Long An):

Không để bất kỳ học sinh nào phải nghỉ học

Huyện ủy Thạnh Hóa luôn xác định công tác GD-ĐT là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Để chuẩn bị tốt cho năm học 2023-2024, Huyện ủy Thạnh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 53-CT/HU ngày 25-8-2023 về việc tổ chức khai giảng năm học mới. Trong đó, Huyện ủy yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người, mọi gia đình đều phải có trách nhiệm, tham gia thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Huyện còn chú trọng đầu tư mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, xây dựng cảnh quan môi trường trong các cơ sở giáo dục, tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp và an toàn. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động nhiều nguồn lực để giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn với quyết tâm không để một học sinh nào phải nghỉ học. Năm học tới, ngành GD-ĐT huyện sẽ tập trung thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ cụ thể, như: Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp, huy động trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt trên 90%, trong đó 5 tuổi đạt 100%; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS đạt trên 23%; tiếp tục duy trì tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên 70%.

Đồng chí LÙ MÍ LÚA, Bí thư Chi bộ thôn Má Lầu B, xã Ma Lé, huyện Đồng Văn (Hà Giang):

Vùng cao mong được quan tâm hơn nữa

Tôi có hai con, một cháu đang học lớp 2, một cháu đang học mẫu giáo. Hiện nay, các con tôi học ở điểm trường tại thôn, chưa phải đi xa. Gia đình tôi sinh sống bằng nghề trồng ngô và nuôi trâu, lợn. Năm nay, mùa khô kéo dài nên ngô trồng không được tốt. Vừa qua, tôi đã bán một con lợn trong đàn lợn 4 con để lấy tiền mua quần áo mới cho các con; còn sách vở, đồ dùng học tập thì đã được nhà trường cấp phát, gia đình không phải mua. Cơ sở vật chất của điểm trường tại thôn thì vẫn như năm ngoái, là căn nhà hai gian quây bằng tôn. Đối với lớp mẫu giáo tại điểm trường của thôn, các cháu lớp 3 tuổi và lớp 5 tuổi vẫn đang học chung, vì vậy tôi đã có đề xuất là tách các cháu 5 tuổi học trong phòng học riêng để giờ học chữ của lớp 5 tuổi không bị ồn và hiệu quả hơn. Về lâu dài, tôi mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất, đời sống, việc dạy và học của các cô, trò vùng cao vì so với dưới xuôi thì GD-ĐT ở vùng cao vẫn còn sự cách biệt lớn.

Cô giáo TRẦN THANH HUYỀN, giáo viên Trường THCS Hưng Đạo, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh):

Tự hào dìu dắt các em trên con đường chinh phục tri thức

Đây là năm học thứ 3 cấp THCS triển khai chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Bên cạnh những ưu việt mà chương trình mới đem lại, như: SGK được thiết kế màu sắc hài hòa, hấp dẫn; mỗi bài học chia theo chủ đề; học sinh được tiếp cận với nhiều tác giả trẻ, nhiều văn bản nước ngoài mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhìn chung SGK theo chương trình hiện nay vẫn còn vấn đề đáng bàn. Trước đây, học sinh học một bộ sách duy nhất của Nhà xuất bản Giáo dục, với những tác phẩm hay, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc; tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau... Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới, một khối lớp sử dụng nhiều bộ sách khác nhau khiến học sinh khó tiếp cận với sách. Nhiều bài học đưa vào chương trình chưa phù hợp với trình độ, lứa tuổi phát triển của học sinh. Phân môn trong bài học thiếu logic, mạch lạc, còn mang tính trừu tượng, hình thức. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bồi dưỡng và giảng dạy... Là một giáo viên, tôi không khỏi bồi hồi, xúc động trước thềm năm học mới, bởi tôi lại tiếp tục được chào đón các em học sinh thân yêu, dìu dắt các em trên con đường chinh phục tri thức, khám phá những chân trời mới. Trong hành trang của mình, tôi cũng đã chuẩn bị thêm những kiến thức khoa học, những phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy mới, hứa hẹn truyền đạt đến các em bằng tất cả tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê công việc.

THEO NGUỒN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.

Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu
Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu

Ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh NTN có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng đối với hành vi Buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.

Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”
Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”

Thực hiện công văn số 380/TTTN-NV ngày 15/4/2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2025; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 28/3/2025 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2025; Kế hoạch số 22/KH-SCT ngày 08/4/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngành Công Thương năm 2025. Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch chuyên đề triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với mục tiêu: